Giới thiệu về tôi

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2025

Triết Học & Thần Học

 "Một con người đạt tới sự hiện hữu đích thực không cần khẳng định mình bằng lời nói hay hành động phô trương; chính sự tĩnh lặng nội tâm, lý trí sáng suốt, kinh nghiệm sống phong phú và chiều sâu hiểu biết đã là minh chứng cho sự hiện diện đầy đủ của họ trong thế giới này."

Hoặc một cách cô đọng hơn:
"Hiện hữu đích thực là biểu lộ qua sự tĩnh lặng sâu sắc, tư duy có lý trí, trải nghiệm đa chiều và nội tâm vững vàng — không cần tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài. Một người có đủ sự im lặng, biết lí lẽ, đi nhiều nơi, biết nhiều kiến thức, nội tâm mạnh mẽ, tự nhiên đã thể hiện sự tồn tại của mình rồi."
Triết học và Thần học tổng hợp.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2025

Carl Jung : Mọi thứ trong cuộc sống đều có LÝ DO của nó, không phải ngẫu nhiên mà là nhân quả

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=SzCif6Twyvc

Những Cây Cổ Thụ Khổng Lồ Nhất Hành Tinh, Nhân Chứng Sống Của Lịch Sử Trái Đất | Bí Mật Tạo Hoá

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=dp0ILqITAtY

Nhiếp ảnh và những góc nhìn về cây xanh đô thị Nguyễn Vũ Hiệp

 Khi chụp ảnh cây xanh đô thị, các nhiếp ảnh gia không chỉ ghi lại những cái cây, mà còn ghi lại mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài đang chung sống trong môi trường nhân tạo quanh mình, cùng cái nhìn của mình về điều đó.

Một bức ảnh chụp cây của Eugène Atget. Nguồn: Wikipedia Commons

Những bức ảnh chụp cây tưởng như không có gì lạ. Cây là một trong những đối tượng được chụp ảnh đầu tiên: Henry Fox Talbot (1800-1877), vốn là nhà thực vật học nghiệp dư, đã ghi hình lá và hạt cây để thử nghiệm phương pháp chụp ảnh âm bản mà sau này chúng ta sử dụng. Ảnh chụp cây của Talbot không phải là một vật thí nghiệm tạm bợ: chúng có cả giá trị khoa học lẫn thẩm mỹ, và vẫn được nhiều người ngắm nhìn sau hơn 100 năm. Từ đó đến nay, cây đã là chi tiết quen thuộc trong nhiếp ảnh phong cảnh, đối tượng quen thuộc trong nhiếp ảnh tự nhiên, và phông nền quen thuộc trong vô số bức ảnh chụp người – hãy nhớ đến những vườn hoa tam giác mạch được trồng lên chỉ để làm điểm chụp ảnh check-in cho du khách.

Nhưng ít người chụp, hoặc muốn xem, những bức ảnh chụp cây xanh trong đô thị. Dễ thấy cây và đô thị là hai thứ ít liên quan đến nhau, thậm chí xung đột nhau: đô thị mọc nên ở những nơi cây bị chặt xuống. Cây đô thị bị xem là “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” – những mẩu hoang dã giả nằm lọt thỏm dưới bóng các cao ốc, quá nhỏ để giúp nhiếp ảnh phong cảnh hoặc nhiếp ảnh khoa học sáng tác những lời hùng biện về thiên nhiên. Vì vậy, chấp nhận định mệnh, người ta bỏ đô thị tìm nơi hoang dã để chụp những cái cây, trước khi về đô thị để trưng bày chuyến đi của mình thông qua các bức ảnh. Trong kỷ nguyên bội thực hình ảnh tĩnh và động, những ảnh chụp cây được đánh giá cao bởi truyền thông và thị trường thường thuộc về các nhiếp ảnh gia đi nhiều và xa nhất – như Rachel Sussman, người du lịch vòng quanh thế giới để chụp những cái cây lâu đời nhất hành tinh. Chỉ cần trả 7000 USD cho một bản in cỡ lớn của Sussman, các cư dân đô thị, chẳng cần đi đâu, có thể sở hữu những gì vĩ đại nhất của thiên nhiên ngay trong phòng khách.

Nhưng bụi cây llareta 3000 tuổi trong hoang mạc Chile, mà chúng ta chỉ có thể thám hiểm qua ảnh, liệu có ý nghĩa hơn những cây trước cửa nhà mà bạn có thể chạm vào và tưới nước lên để đổi lại oxy cùng bóng mát? Ta dễ tìm kiếm sự đồng cảm và bài học từ cái cây nào: cây baobab 2000 tuổi độc chiếm nguồn nước trong hoang mạc, hay những cây non đứng đều tăm tắp dọc xa lộ như chúng ta xếp hàng trong trường học, nhà máy, văn phòng, chung cư…? Nếu không nhìn thiên nhiên và con người như hai cực đối lập, liệu ta có nhìn những cái cây trong đô thị như những chủ thể độc lập đang tìm cách tồn tại trong quan hệ cộng sinh hoặc cạnh tranh với con người – một quan hệ mà con người nên nghĩ về để cải thiện, thay vì xem thường nó như một thứ ngụy-thiên-nhiên? 


Những bộ ảnh chụp cây xanh đô thị đã tạo nên một phần của lịch sử đô thị, trong đó cây cỏ cũng là cư dân. Đó không chỉ là lịch sử của các giống cây trồng và cách trồng cây, mà còn là lịch sử của cái nhìn mà con người dành cho các loài thực vật sống bên họ.

Những bộ ảnh chụp cây xanh đô thị đã tạo nên một phần của lịch sử đô thị, trong đó cây cỏ cũng là cư dân. Đó không chỉ là lịch sử của các giống cây trồng và cách trồng cây, mà còn là lịch sử của cái nhìn mà con người dành cho các loài thực vật sống bên họ.

Những cái cây như tranh

Cây xanh chỉ hiện diện nhiều trong đô thị từ nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi Cách mạng Pháp biến các vườn cảnh của quý tộc thành công viên công cộng, và tình trạng ô nhiễm vì cách mạng công nghiệp buộc các chính phủ Âu-Mỹ quy hoạch lại đường phố cho có không gian xanh. Vào thời này, hội họa chi phối diện mạo của cả công viên lẫn nhiếp ảnh. Các công viên khi đó thường mang phong cách Vườn Anh, Lãng mạn hoặc Picturesque – cả ba đều được bài trí cho giống tranh phong cảnh, vì xuất phát từ thiết kế của một họa sĩ tranh phong cảnh là William Kent. Nhiều nhiếp ảnh gia nghệ thuật đương thời vốn là họa sĩ tay ngang, và họ chụp các bức ảnh có bố cục giống tranh sơn dầu, tạo nên phong cách Pictorialism (nhiếp ảnh như họa). Eugène Atget (1857–1927), người lang thang khắp phố phường Paris suốt 35 năm để chụp lại những con phố cổ sắp bị xóa bỏ vì quy hoạch, cũng không đứng ngoài bầu không khí hội họa đậm đặc này. Để mưu sinh, và để chụp 10.000 bức ảnh lưu lại ký ức Paris, ông, người vì mất giọng mà phải bỏ dở nghiệp diễn viên, đã bán các âm bản của mình cho các họa sĩ và đoàn kịch để làm tư liệu. 

Một bức ảnh chụp cây anh đào Yoshino của Benjamin Swett bên Hồ nước nhân tạo trong Công viên Trung tâm, thành phố New York vào sáng sớm, trước khi ánh nắng Mặt trời tỏa rạng. Nguồn: Gardenista.com

Khoảng năm 1910, khi tài chính đã vững, Atget dành thời gian rảnh để hướng ống kính vào một đối tượng khác: những cái cây trong công viên. Nếu các bức ảnh tư liệu trước đây của ông giữ góc nhìn chính diện hoặc một bố cục giống tranh phong cảnh tiền Ấn tượng, đồng thời dùng cây để tô điểm cho các vật thể nhân tạo xung quanh, thì trong loạt ảnh này, đôi khi ông chọn một lối tiếp cận khác. Ông đặt một cái cây trơ trọi vào chính diện, hoặc chụp riêng bộ rễ cuồn cuộn của nó, hoặc chụp các cành cây vằn vện vắt ngang bầu trời trắng xóa – miễn sao vỏ cây, cành cây và lá mục có thể chơi đùa với ánh sáng trước ống kính của ông. Cách tiếp cận này của Atget gợi nhớ những rễ cây và gốc cây mà van Gogh và Odilon Redon vẽ trong thập niên 1890 – cả hai mang không khí của hội họa hậu Ấn tượng, khi đề tài bắt đầu ít quan trọng hơn các hiệu ứng thẩm mỹ. Như vậy, sau nửa thế kỷ mà cây được trồng ồ ạt để làm mát và làm đẹp cho đô thị, Atget đã chụp những bức ảnh đẹp như tranh về những cái cây trong một công viên cũng như tranh.

Những công dân cây

Những cách mới để nhìn cây cối qua ống kính máy ảnh đã không xuất hiện cho đến hai thập niên 1960-1970, khi chủ nghĩa môi trường hiện đại bùng phát ở phương Tây. Trong giai đoạn này, chịu ảnh hưởng từ các cây bút viết về môi trường hồi thế kỷ XIX như Henry David Thoreau, các nghệ sĩ duy sinh thái như Agnes Denes đã hướng ống kính và hành động của mình đến các vùng thôn quê và rừng núi. Denes chụp lại quá trình mình trồng một ruộng lúa, nối những cái cây trên nghĩa trang của người da đỏ với nhau bằng xích sắt, và chôn các bài thơ haiku của mình xuống đất – toàn bộ quá trình diễn ra ở một vùng hoang vu gần thác Niagara. Dù nghệ thuật của các phong trào môi trường giai đoạn này chủ trương lấy thiên nhiên, thay vì con người, làm trung tâm, thiên nhiên trong tác phẩm của Denes không hiện lên như các cá thể thực vật độc lập, mà như chuỗi các biểu tượng trong một nghi lễ cá nhân của nghệ sĩ.


Sau nửa thế kỷ mà cây được trồng ồ ạt để làm mát và làm đẹp cho đô thị, Atget đã chụp những bức ảnh đẹp như tranh về những cái cây trong một công viên cũng như tranh.

Trong hai thập niên 1990-2000, chủ nghĩa hậu duy nhân (posthumanism) và môn phê bình sinh thái bắt đầu xét lại các cặp đối lập con người / thiên nhiên, thành thị / hoang dã, đồng thời khuyến khích nghệ thuật xem các sinh vật khác như những chủ thể ngang hàng với con người. Trong tập sách ảnh New York Arbor (2012), Mitch Epstein (sn.1952) đã chụp ảnh các cây cổ thụ ở thành phố New York, nơi ông học đại học 40 năm trước. Để mô tả mỗi cá thể cây như nhân vật chính của một bức ảnh, và như một cư dân của thành phố, ông thường đặt cái cây lớn vào chính giữa khung hình, và chụp cho cây những chân dung toàn thân hoặc bán thân. Thay vì chơi đùa với ánh sáng như Atget, người tạo cảm hứng cho ông thực hiện bộ ảnh, ông tập trung thể hiện thật rõ các chi tiết của cành và vỏ cây, bởi đó là những đường nét thể hiện quá khứ của cây, đồng thời cho thấy mỗi cái cây là một cá thể duy nhất.1

Benjamin Swett (sn.1959), người từng làm việc tại Sở Công viên và Giải trí New York, lại tiếp cận các cây cổ thụ của thành phố này theo một cách khác. Bằng kiến thức khoa học, Swett hiểu rằng cây đô thị không sống tách biệt với con người, mà là những cơ thể lưu lại ký ức của từng khu phố suốt hàng trăm năm. Chẳng hạn, vòng gỗ hằng năm của cây ghi chép các thay đổi về khí hậu, và việc con người làm mức đa dạng sinh học của New York tăng gấp đôi khi du nhập các loài cây mới cũng tương ứng với sự đa dạng của con người trong thành phố hôm nay. Với cái nhìn này, dù cũng chụp ảnh chân dung cây, Swett đã đưa vào các sách ảnh của mình một lượng lớn văn bản để lưu lại lịch sử của từng cái cây, cùng những ký ức về cây mà những con người sống quanh nó chia sẻ.

Nếu Epstein chụp ảnh đen trắng để mô tả một thế giới thuần cây, không lẫn quá nhiều ánh sáng hỗn tạp của đô thị con người, thì Swett chụp ảnh màu để ghi lại đầy đủ các mối quan hệ hữu hình giữa cây và môi trường xung quanh, gồm cả môi trường nhân tạo. Và nếu Swett ghi lại các tương tác giữa cây và người bằng văn bản, thì Jean-Luc Moulène (sn.1955) lại ghi chép bằng loạt hình ảnh được sắp xếp theo dòng thời gian. Trong bảy năm, từ 2004 đến 2011, ông đã chụp 299 bức ảnh ghi lại đời sống của một cây hông lông (Paulownia tomentosa) còn non tình cờ nảy mầm trên vỉa hè đối diện Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Việc làm của Pháp tại Paris, nơi các cuộc tuần hành đòi quyền lao động thường thu hút hàng nghìn người. Khi không khí đối kháng trở nên căng thẳng, cảnh sát dựng rào chắn gần cái cây, khiến nó có thể nảy mầm, vươn lên cao và trổ lá. Nhưng khi các cuộc biểu tình tạm dừng và hàng rào được dọn đi, dịch vụ vệ sinh đô thị lại cắt bỏ cái cây, khiến nó phải nảy mầm lại. Cứ thế, cái cây không ngừng mọc lên một cách bền bỉ, và vẫn giữ hình dáng cây con sau bảy năm, dù cây hông lông trưởng thành sẽ cao đến 20 mét và nở rộ hoa tím vào mùa Xuân. Bộ ảnh của Moulène đã ghi lại những tương tác tình cờ giữa các hoạt động ngoài luồng của con người và đời sống ngoài luồng của một cái cây mọc dại trên vỉa hè Paris, trong một xã hội được vận hành bởi các quy định của kéo cắt cỏ và rào chắn.2

Những mô hình chung sống

Thay vì chụp ảnh từng cá thể cây đô thị để đảo ngược thói quen lấy con người làm trung tâm, một số nhiếp ảnh gia đương đại tìm cách nắm bắt những luật chơi đô thị đang chi phối cả cây lẫn con người. Trong dự án Forest (2010–2017), Yan Wang-Preston (sn.1976) đã ghi hình đời sống bấp bênh của các cây xanh tại thành phố Trùng Khánh và khu đô thị sinh thái kiểu mẫu Hải Đông ở Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc. Ống kính của cô ghi lại những đại cảnh dang dở và hoang tàn, trong đó hàng nghìn cây xanh được trồng theo lối sản xuất hàng loạt trong các túi nilon trước khi được cắm hàng dãy dọc đường, và hàng chục cây cổ thụ bị nhổ khỏi rừng hoặc các vùng quê để tô điểm cho sân chơi của các khu đô thị mới. Các bức ảnh cũng ghi nhận những đồ vật nhân tạo hỗ trợ quá trình này – như các bao nilon trùm quanh các cây non hay các khung kim loại thắt chặt các cây cổ thụ mới di dời để ngăn chúng đổ – qua đó truyền đến người xem cảm giác bức bối và phi tự nhiên. Hàng triệu cư dân đô thị Trung Quốc, vốn phải rời quê hương để chuyển đến làm việc trong những công xưởng hoặc văn phòng nơi con người xếp thành dãy như cây, có lẽ sẽ dễ dàng đồng cảm với những cái cây khi xem bộ ảnh.

Nhưng nhiếp ảnh có thể gợi ý những cách khác để các loài trong thành phố cùng chung sống, thay vì chỉ phản ánh cách thức hiện tại không? Năm 2018, sau gần một tháng nắng nóng tại Berlin, Adrien Missika (sn.1981) quyết định tưới nước cho tất cả các loại cỏ dại mà anh nhìn thấy trên phố. Anh lặp lại hành động này hằng ngày, và dùng máy ảnh để ghi lại những thay đổi mà mình tạo ra. Ngày 12/06/2021, dưới sự hướng dẫn của Missika, những người ủng hộ ở các đô thị trên toàn thế giới đã cùng thực hiện hành động tương tự rồi ghi hình và chia sẻ trên mạng xã hội để tạo phong trào. Trước đó, năm 2013, Missika ra mắt một bộ ảnh về các công trình của kiến ​​trúc sư cảnh quan Roberto Burle Marx (1909-1994), người đã thiết kế công viên và sân vườn bằng các loài thực vật bản địa tại quê hương Brazil của ông, thay cho vườn cảnh chuẩn châu Âu vốn toàn thực vật ôn đới. Là một nhà thám hiểm có tên gọi được đặt cho 33 loài thực vật bản địa, và là người tiên phong trong việc sử dụng thực vật nhiệt đới để thiết kế cảnh quan, Burle Marx đã bảo vệ hệ sinh thái Nam Mỹ trước chủ nghĩa thực dân văn hóa gắn với các sân vườn kiểu châu Âu, và bộ ảnh của Missika đã tôn vinh điều đó.3

——

Nguồn tham khảo:

1 https://www.aaronschuman.com/mitchepsteinarticle.html

2 https://kadist.org/program/moulene-vigie-exhibit/

3 https://kunsthausglarus.ch/en/exhibitions/archive/a-walk-in-the-park 

Bài đăng Tia Sáng số 9/2025

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2025

 _ Thành phố Utrecht, Hà Lan - 40 năm sau họ lại từ bỏ bê tông hóa & 12 làn đường xe chạy chuyển sang nếp sống cũ, làm lại con kênh đã tồn tại 800 năm trước , phủ xanh hòa hợp với thiên nhiên hơn

+ Bạn nghĩ như thế nào về việc này ?

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2025

PHÉP LÀNH URBI ET ORBI ĐẠI LỄ PHỤC SINH 2025 || TẠI QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ - VATICAN || NGÀY 20.4.2025

Nguồn https://www.facebook.com/toituhaolaconthienchua/videos/545472134910496

Các xã hội sụp đổ: Bài học cho nhân loại .

 Nếu quá khứ dạy chúng ta điều gì, thì đó là nếu cứ bám víu lấy hệ thống lỗi thời, kém thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh – như biến đổi khí hậu hay bất ổn xã hội – thì thảm họa sẽ xảy đến. Những người có phương tiện và cơ hội để thúc đẩy thay đổi cần phải thực hiện cải cách, hoặc ít nhất là không cản trở nó.

“Diệt vong”, trong chuỗi tác phẩm “Tiến trình của Đế chế” của hoạ sĩ Thomas Cole, 1836.

Toán học và dữ liệu có thể cho chúng ta thấy điều gì? 

Có thể là “Lịch sử không lặp lại, nhưng thời thế trồi sụt xoay vần”, (Mark Twain).

Daniel Hoyer, nhà sử học và khoa học tích hợp tại Đại học Toronto, đã nghiệm ra rằng câu danh ngôn này quả thực đúng đắn. Với nền tảng học vấn về lịch sử cổ đại, ông đã cố gắng tìm hiểu tại sao La Mã vươn lên lớn mạnh thành một đế chế rồi cuối cùng sụp đổ.

Hoyer cùng đồng nghiệp tận dụng các công cụ thống kê và khoa học tiến hóa, vật lý,… để làm rõ thêm quá khứ, tìm hiểu lí do tại sao các sự kiện lại diễn ra như vậy, khiến phân tích lịch sử dưới góc nhìn của một ngành khoa học tự nhiên. Từ năm 2011, nhóm của ông tổng hợp một lượng thông tin khổng lồ thành ‘Ngân hàng dữ liệu lịch sử thế giới’ mang tên Seshat, với sự đóng góp của hơn 100 nhà nghiên cứu từ khắp thế giới. Seshat có thể ghi lại dân số của một xã hội, hoặc trả lời các câu hỏi về sự hiện diện hoặc vắng mặt của một thứ gì đó, tỷ như xã hội nào đó có quan chức chuyên nghiệp hay không, hoặc có bảo trì các công trình thủy lợi hay không… Dữ liệu được chuyển thành dạng nhị phân để phân tích, nhưng vẫn kèm theo các mô tả định tính, giải thích tại sao cho các câu hỏi tại sao, các sắc thái biểu đạt, và đánh dấu sự thiếu chắc chắn của dữ liệu nào chưa được nghiên cứu rõ ràng, và trích dẫn các tài liệu có liên quan.

Nhóm nghiên cứu tập trung thu thập thông tin về các cuộc khủng hoảng, bất ổn xã hội thường dẫn đến sự tàn phá lớn, như nạn đói, bệnh dịch, nội chiến, sự sụp đổ của triều đại. 

Hiện tại, nhân loại đang sống trong thời đại đa khủng hoảng – các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế, môi trường có sự liên hệ mật thiết với nhau và đều đang trong trạng thái căng thẳng: hậu COVID-19, thị trường năng lượng và lương thực căng thẳng, bất ổn chính trị, chủ nghĩa cực đoan, biến đổi khí hậu là các ví dụ điển hình. Và nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, chúng ta có thể tìm ra cách ứng phó của xã hội nào là tốt nhất, vì một số chủ đề quan tâm như thảm hoạ sinh thái và khí hậu bất thường đều không phải là điều gì mới lạ trong lịch sử.

Xung đột trong giới tinh hoa và sự bất bình đẳng

Một trong những khuôn mẫu chung nhất là các cuộc khủng hoảng lớn đều dồn chứa trong nó bất bình đẳng xã hội cực độ. Khoảng cách lớn về giàu nghèo và quyền lực chính trị gây ra sự thất vọng, bất mãn và hỗn loạn, hệ quả là hàng triệu người đã chết do các cuộc nội chiến tàn khốc nhất trong lịch sử cận đại như nội chiến Hoa Kỳ, Cách mạng Nga, Thái Bình Thiên Quốc. 

Một trong những khuôn mẫu chung nhất là các cuộc khủng hoảng lớn đều dồn chứa trong nó bất bình đẳng xã hội cực độ.

Hơn trăm năm chìm trong bất ổn và đói nghèo đã khiến nền Cộng hòa La Mã sụp đổ. Các phe phái chính trị thù địch phỉ báng nhau bằng lời lẽ cực đoan, thúc đẩy ẩu đả bạo lực trên các đô thị, thậm chí đã hành quyết nhà lãnh đạo cải cách Tiberius Gracchus. Cuối cùng, xung đột đã trở thành nội chiến toàn diện giữa các đội quân được huấn luyện bài bản. Tuy nhiên, vì xung đột và các bất công cơ bản không được giải quyết, giao tranh cứ tiếp diễn từ những năm 130 TCN đến năm 14 CN, đến khi kết thúc bằng sự sụp đổ của nền cộng hòa.

Tình trạng bất bình đẳng ăn mòn từ bên trong giới tinh hoa, bởi họ tích lũy quá nhiều của cải và quyền lực nên dẫn đến đấu đá nội bộ gay gắt, rồi lan rộng ra khắp xã hội.

Đối với nền cộng hòa, quyền lực và sự giàu có của các nghị sĩ như thỏi nam châm hút lấy sự bất mãn và tức giận của dân chúng, chính thời cơ đó đã được các lãnh đạo quân sự như Julius Caesar nắm bắt để gây ra xung đột.

Những mâu thuẫn tương tự được lặp lại trong lịch sử: hận thù giữa các chủ đồn điền miền Nam và các nhà công nghiệp miền Bắc trước cuộc nội chiến Hoa Kỳ, hay xung đột giữa Sa hoàng và quý tộc Nga cuối thế kỷ XIX.

Cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc năm 1864 được xúi giục bởi các thanh niên học thức cao, đã tốn nhiều năm đèn sách và thi cử đỗ đạt nhưng không nhận được chức quan và bổng lộc tương xứng. 

Quang cảnh mùa đông tại Amsterdam trong thời kỳ tiểu băng hà qua tranh vẽ của Hendrick Avercamp (1585-1634). Ảnh: Science History Images / Alamy Stock Photo

Khuôn mẫu dẫn dắt các sự kiện nêu trên là những kẻ giàu có và quyền lực luôn cố gắng giành miếng bánh lớn hơn nữa để củng cố vị thế. Họ đảm bảo sự kế thừa cho con cháu một cách không khoan nhượng, làm xói mòn tham vọng và nỗ lực gia nhập giới thượng lưu của tầng lớp thấp hơn. Thông thường, tiền và quyền là hai thứ song hành, giới tinh hoa luôn muốn nắm lấy những vị trí chủ chốt trong nền chính trị.

Sự cạnh tranh quyết liệt khiến kẻ bề trên áp dụng các giải pháp triệt hạ, bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả phạm vào luật pháp hay luân lý đạo đức, hòng luôn nắm quyền thống trị. Một khi những điều cấm kỵ bị phá bỏ – như vẫn thường xảy ra – hậu quả rất tàn khốc.

Bê bối tuyển sinh vào trường đại học tinh hoa của Hoa Kỳ vào năm 2019 cũng là một sự lặp lại của khuôn mẫu lịch sử. Một số nhân vật nổi tiếng bị phát giác đã hối lộ để con họ chắc suất nhập học các trường danh giá hàng đầu thế giới, từ đó đảm bảo sự nghiệp tươi sáng. 

Tại Vương quốc Anh duy trì một hệ thống vinh danh cho những người cầm quyền. Cựu thủ tướng đầy tai tiếng Boris Johnson đã trao cho giới thân cận những tước vị cao quý, và ông không phải là người đầu tiên, chắc chắn cũng không phải là người cuối cùng làm như vậy.

Sự đối kháng giữa giới tinh hoa và những người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội, tạo ra những tình huống cực kỳ nguy hiểm.

Một motif điển hình là những người có tiền thường mua thêm quyền lực: chức vụ trong hệ thống chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc các đại công ty, bất cứ vị trí nào được xem là có giá trị trong xã hội. Donald Trump là phiên bản nổi bật nhất gần đây, và sự cực đoan của Trump được ủng hộ bởi sự bất mãn trong xã hội Hoa Kỳ. Khi không được giải tỏa, nó dồn nén và bùng phát thành vụ bạo loạn ngày 6/1/2021.

Sự cạnh tranh trong nội bộ giới tinh hoa thường gia tăng khi tình trạng bất bình đẳng quá lớn, khiến phần đông quần chúng thất vọng, tức giận và sẵn sàng cho thay đổi, ngay cả khi họ phải chiến đấu và đánh đổi bằng tính mạng. 

Tóm lại, sự đối kháng giữa giới tinh hoa và những người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội, tạo ra những tình huống cực kỳ nguy hiểm.

Khi chính quyền không thể lèo lái con tàu

Giới tinh hoa có xu hướng chiếm lấy phần lớn của cải, gây thiệt hại cho nhà nước và cho quần chúng. Ví dụ, các chương trình phúc lợi và hàng hóa công cộng, như cung cấp thực phẩm, nhà ở hoặc chăm sóc sức khỏe, bị thiếu ngân sách và cuối cùng chấm dứt. Thiểu số người giàu vẫn đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ, còn người nghèo chiếm phần đông không thể tiếp cận các nhu cầu thiết yếu.

Nhà khoa học chính trị Jack Goldstone đã đưa ra giả thuyết cấu trúc nhân khẩu học vào đầu những năm 1900, với nhìn nhận sâu sắc về đại cách mạng Pháp, vốn thường được gán cho nguyên nhân bạo loạn của quần chúng. Goldstone chỉ ra rằng sự đối kháng và mâu thuẫn trong nội bộ giới tinh hoa đã thúc đẩy cuộc cách mạng.

“Bệnh dịch tại một thành phố cổ đại”, nhiều khả năng chính là Athens, tác phẩm của họa sĩ Michael Sweerts (khoảng năm 1652). Ảnh: LACMA/wikemedia

Các trí thức tư sản không được tôn trọng bởi giới quý tộc của nền quân chủ Pháp. Triều đình mất quyền kiểm soát đất nước trong nhiều thập kỷ do quản lý yếu kém các nguồn lực, cũng như do các đặc quyền mà giới tinh hoa cố nắm chặt bằng mọi cách.

Khi một xã hội đang rất trông cậy vào lãnh đạo chính phủ và các cơ quan dân sự để cải thiện và xoay chuyển tình thế thì xã hội đó cũng thấy mình đang trong thời điểm suy yếu và không sẵn sàng đương đầu thử thách. Nên thật dễ hiểu khi nhiều cuộc khủng hoảng đã biến thành thảm họa. 

Khủng hoảng đang âm ỉ trong lòng xã hội các nước phát triển phương Tây. Tại Hoa Kỳ, nhiều năm thả nổi quản lý và phụ thuộc vào tư nhân đã hủy hoại nhiều phúc lợi công cộng và các thành quả kinh tế thời hậu chiến. Tại Anh, cơ quan sức khỏe quốc gia NHS từng được thế giới ca ngợi nay lâm vào cảnh nguy kịch vì liên tục bị cắt giảm ngân sách. 

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, người giàu ngày càng giàu, còn người nghèo thì càng nghèo thêm. Trên toàn thế giới, chỉ 10% hộ gia đình giàu nhất nắm giữ 75% tổng tài sản của nhân loại. 

Trong tình huống này, năng lực của chính quyền và sự ủng hộ của giới tính hoa sẽ mang tính quyết định cho việc xử lý khủng hoảng. Thế nên một số nhà bình luận chính trị thậm chí đã nghĩ tới một cuộc nội chiến lần hai của Hoa Kỳ sắp xảy ra.

Thời đại đa khủng hoảng

Ngày nay, ngoài những thách thức mới như chuỗi cung ứng thực phẩm và khoáng sản toàn cầu, nhân loại vẫn phải đối mặt với những thách thức cũ trong một kỷ nguyên ‘đa khủng hoảng’. Viện Cascade đã đưa ra danh sách những khủng hoảng mà thế giới đang đối mặt, và mức độ đáng sợ của chúng:

– Ảnh hưởng sức khỏe lâu dài và hệ quả kinh tế – xã hội của COVID-19

– Kinh tế trì trệ với lạm phát cao và tăng trưởng thấp

– Biến động của thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu

– Xung đột địa chính trị

– Bất ổn chính trị và xã hội phát sinh từ bất ổn kinh tế

– Chủ nghĩa cực đoan

– Chia rẽ chính trị

– Tính chính danh của các chế độ bị suy giảm

– Các hiện tượng thời tiết cực đoan do khí hậu nóng lên

Mỗi vấn nạn đều gây ra mức độ tàn phá nhất định, và sự tương tác giữa chúng dường như gây ra hủy hoại tổng hợp, thay vì giảm nhẹ ảnh hưởng của nhau.

Đã có nhiều mối đe dọa cùng xảy ra trong quá khứ, nhưng chỉ trong phạm vi khu vực hoặc liên lục địa chứ không phải ở quy mô toàn cầu. 

Môi trường là thách thức thường trực của nhân loại: giá lạnh, hạn hán, nạn đói kéo dài, thời tiết khó lường cũng như những cú sốc sinh thái nghiêm trọng. Đơn cử, “Tiểu băng hà” là một thời kỳ nhiệt độ lạnh bất thường kéo dài vài trăm năm từ thế kỷ XIV đến đều thế kỷ XIX, gây ra sự tàn phá hàng loạt tại lục địa Á-Âu. Khí hậu khắc nghiệt đã gây ra một số thảm họa sinh thái, bao gồm nhiều nạn đói xảy ra khắp nơi.

Trong thời kỳ này, hoạt động kinh tế bị gián đoạn, an ninh lương thực của người dân các vùng khó canh tác bị tổn hại nghiêm trọng. Ai Cập đã trải qua cuộc đại khủng hoảng vào thế kỷ XIV dưới triều đại Mamluk, dịch bệnh bùng phát và lũ lụt tàn phá mùa màng nội địa kèm theo gián đoạn giao thương do xung đột tại Đông Á đã kết hợp gây nên nạn đói khủng khiếp khắp Ai Cập, dẫn đến cuộc khởi nghĩa giết chết vị sultan của Mamluk khi đó là An-Nasir Fajah.

Bạo loạn và nổi dậy diễn ra khắp lục địa Á-Âu trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Bệnh dịch hạch lan tràn dân chúng bị đói rét.

Thời hiện đại, đại dịch COVID-19 đã tàn phá toàn thế giới, nhưng gây ra mức độ tác động khác nhau đối với từng quốc gia hay cộng đồng, tùy vào khả năng phát hiện kịp thời, tính hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng, thành phần nhân khẩu học (người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương hơn), và cả các căng thẳng xã hội vốn có.

Tại Hàn Quốc và New Zealand, niềm tin vào chính phủ và sự gắn kết xã hội đã cải thiện khi người dân của các quốc gia này đoàn kết để ứng phó tương đối hiệu quả với đại dịch. Họ đã nhanh chóng quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, các lãnh đạo quốc gia đã sớm đưa ra hỗ trợ tài chính cho người thất nghiệp, tổ chức cấp phát thực phẩm cùng các chương trình khác để giúp mọi người ứng phó với COVID-19.

Trong khi đó, bất bình đẳng và xung đột đảng phái tại Anh và Hoa Kỳ đã ở mức ngột ngạt ngay trước đại dịch. Chính phủ đã phản ứng chậm, truyền đạt kém đến công chúng với những lời khuyên khó hiểu và trái ngược. Chiến lược quản lý dịch bệnh kém hiệu quả, sự tín nhiệm với chính quyền suy giảm lại càng khiến tình trạng bất bình đẳng xã hội và bất mãn nghiêm trọng hơn.

Sức mạnh tập thể

Thật không may, những diễn biến như vậy từng xảy ra trong quá khứ thường dẫn đến kết cục tàn phá và hủy diệt. Nghiên cứu gần 200 tình huống khủng hoảng xã hội trước đây cho thấy quá nửa đã chuyển biến thành nội chiến hoặc khởi nghĩa, khoảng 1/3 liên quan đến các vụ ám sát người cai trị và 40% liên quan đến sự mất kiểm soát lãnh thổ hoặc sụp đổ chính quyền.

Nghiên cứu cũng chỉ ra xã hội nào đã ngăn chặn được đấu đá chính trị, khai thác sức mạnh tập thể để thích ứng và hồi phục.

Trong một đợt bệnh dịch tại Athens (có thể là thương hàn hoặc đậu mùa), các quan chức đã giúp tổ chức cách ly và cung cấp dịch vụ y tế và phân phối thực phẩm cho dân chúng. Ngay cả khi không có hiểu biết gì về virus, họ vẫn nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn.

Chúng ta cũng kinh ngạc trước năng lực kỹ thuật và sự đoàn kết của một vài xã hội cổ đại để sản xuất đủ lương thực. Những kênh đào dẫn nước từ sông Nile để canh tác nông nghiệp suốt hàng nghìn năm dưới sự chỉ huy của các Pharaoh hay những thửa ruộng bậc thang trên dãy Andes hiểm trở thời đế chế Inca là những minh chứng rõ nét nhất.

Các vương triều Trung Quốc như nhà Thanh đã xây dựng mạng lưới kho thóc khổng lồ trên khắp lãnh thổ bằng tiền ngân khố. Việc này đòi hỏi quá trình quy mô lớn gồm đào tạo, giám sát, bảo đảm tài chính và đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và vận chuyển lương thực ở tất cả các khu vực.

Các kho lương đóng vai trò quan trọng khi cần cứu trợ thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nạn châu chấu hoặc chiến tranh. Hoyer và các đồng nghiệp cũng đã phân tích rằng sự tiêu điều của hệ thống kho lương – do tham nhũng và quản lý kém – là nguyên nhân trực tiếp làm sụp đổ đế quốc Mãn Thanh, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.

Một trong những ví dụ nổi bật nhất về một quốc gia từng đối mặt với khủng hoảng đã tránh được điều tồi tệ nhất – cách mạng lật đổ chính quyền – chính là nước Anh quân chủ những năm 1830-1840. Trong hầu hết các trường hợp còn lại, bạo loạn càng khiến giới nhà giàu và quyền thế có xu hướng bám chặt các đặc quyền nhưng tại Anh, đội ngũ tinh hoa mang tư tưởng tiến bộ sẵn sàng vì lợi ích chung của xã hội mà hy sinh một phần của cải và quyền lực.

Từ cuối những năm 1700, lợi tức của nông dân Anh ngày càng giảm sút. Trên hết, cuộc cách mạng công nghiệp với các nhà máy mọc lên như nấm sau mưa tại các thành phố lớn. Nhưng điều kiện làm việc ở đây thật tồi tàn, hầu như không có biện pháp bảo đảm an toàn lao động, công nhân thường xuyên phải làm việc nhiều giờ với đồng lương rẻ mạt, khi bị thương vong lại không được bồi thường. Hệ quả tất yếu là các cuộc nổi dậy và bạo loạn nổ ra khắp nước Anh và Ireland vào đầu thế kỷ XIX. Giai cấp công-nông đoàn kết đứng lên yêu sách quyền lợi chính đáng cho mình.

Họ được sự ủng hộ của nhiều người trong giới tinh hoa chính trị, nhận đủ số phiếu trong nghị viện để thông qua các cải cách luật pháp, bao gồm quy định an toàn làm việc, tăng số lượng dân biểu của giới lao động và thiết lập hệ thống phúc lợi công cộng cho người không thể tìm được việc làm.

Những biện pháp trên đã cải thiện rõ rệt phúc lợi của hàng triệu người trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Mặc dù chưa thật sự toàn diện vì phụ nữ vẫn không được hưởng quyền bầu cử, nhưng đây là tiền đề cho các hệ thống phúc lợi hiện đại mà người dân các nước phát triển hầu như đương nhiên được thụ hưởng. Nhờ có sự hỗ trợ của giới tinh hoa, các tiến bộ trở nên dễ dàng đạt được hơn, với ít máu phải đổ xuống (so với một cuộc cách mạng).

Tìm kiếm hy vọng

Nếu quá khứ dạy chúng ta điều gì, thì đó là nếu cứ bám víu lấy hệ thống lỗi thời, kém thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh – như biến đổi khi hậu hay bất ổn xã hội – thì thảm họa sẽ xảy đến. Những người có phương tiện và cơ hội để thúc đẩy thay đổi cần phải thực hiện cải cách, hoặc ít nhất là không cản trở nó.

Bài học bày ra trước mắt, nhưng khó học làm sao!

Thật không may là có nhiều chỉ dấu trên khắp thế giới cho thấy sai lầm của quá khứ đang lặp lại, đặc biệt từ những lãnh đạo chính trị đương thời và cả những người khát khao vươn lên nắm quyền.

Vài năm trở lại đây, chúng ta phải chứng kiến ngày càng nhiều thảm họa sinh thái, tình trạng bần cùng hóa, thế bế tắc chính trị, tâm lý bài ngoại, sự trở lại của các thể chế độc tài, và cả chiến tranh tàn khốc.

Thế giới đa khủng hoảng không có dấu hiệu lắng dịu, mà dường như trở nên tồi tệ và lan rộng hơn. Liệu có phải đây là khởi đầu của sự kết thúc, hay của niềm hy vọng, còn tùy thuộc vào cách ứng phó của chính chúng ta, nhân loại.□

Cao Hồng Chiến lược thuật 

Nguồn: https://theconversation.com/historys-crisis-detectives-how-were-using-maths-and-data-to-reveal-why-societies-collapse-and-clues-about-the-future-218969

Bài đăng Tia Sáng số 5/2024

Nguồn:https://tiasang.com.vn/dien-dan/cac-xa-hoi-sup-do-bai-hoc-cho-nhan-loai/?fbclid=IwAR3m24Sc9KJryQiOhT-VuBWW2FFwA1x8-KXJUVxceTnQ-QDRo9S-hN27g-A

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025

Kenzaburo Oe và “Tiếng thét câm lặng”: Làm sao để lại làm người? Hiền Trang

 "Tiếng thét câm lặng" của Kenzaburo Oe ra mắt năm 1967. Ở Pháp, Jean-Luc Godard phát hành bộ phim "Pierrot Le Fou" năm 1965.

Nhà văn Kenzaburo Oe. Nguồn: New Yorker.

Cuốn tiểu thuyết của Oe bắt đầu với một người đàn ông ngẫm nghĩ về cái chết của người bạn thân: bôi sơn đỏ khắp mặt và đầu, trần truồng, nhét trái dưa chuột vào hậu môn rồi treo cổ tự sát; đi đến hồi kết bằng một người đàn ông khác tự nổ cò súng, gương mặt được “sơn” đỏ thẫm bằng chính máu anh – bên cạnh là dòng cuối cùng anh viết: “tôi đã nói sự thật”. Trong khi đó Pierrot Le Fou kết thúc bằng cảnh nhân vật chính cũng lấy sơn bôi khắp mặt, chỉ khác ở chỗ anh bôi sơn màu xanh lét, rồi quấn thuốc nổ quanh đầu, châm lửa, và rồi nổ bùng như một ngọn núi lửa. Cả ba đều là những khối khủng hoảng hiện sinh ngùn ngụt không hòa nhập được với cái thế giới mà mình được đặt vào trong.

Chết theo cách cuồng nộ ấy để làm gì? Họ đã muốn nói điều gì qua những cái chết như thế? Chẳng nhẽ chỉ vì, như mẹ của người đã chết trong Tiếng thét câm lặng, đã nói: “Con người rồi ai cũng phải chết. Một trăm năm sau, sẽ chẳng còn ai bận tâm tìm hiểu xem chúng ta đã chết như thế nào nữa. Thế nên tốt nhất là hãy chết theo cách mình muốn cháu ạ”? Chẳng nhẽ chỉ để minh chứng rằng, nếu không thể nổi loạn đến cùng trong khi sống, người ta có thể nổi loạn đến cùng khi chết đi? Và nếu không thể phá hủy được gì trong xã hội này thì chẳng phải ta chỉ có cách duy nhất là hủy hoại chính mình?

Có một nội lực tự hủy bên trong những nhân vật trong Tiếng thét câm lặng: Mitsusaburo – một dịch giả chột mắt thường ôm con chó của mình ngồi trong một cái hố sâu dưới lòng đất vốn là bể tự hoại (đây không phải nhân vật duy nhất có vấn đề về thị lực trong các tác phẩm của Kenzaburo Oe); vợ anh – Natsumi – một người phụ nữ chìm trong men rượu; đứa con ra đời với khối u dị dạng bị vợ chồng anh bỏ rơi; người anh trai S. tự nguyện chết để làm dịu cơn căm tức của những người Triều Tiên bị đàn áp; người em trai Takashi từ Mỹ trở về muốn kích động đám thanh niên trong làng cùng nhau nổi dậy theo gương một cuộc nổi dậy của bần cố nông năm 1860; tất nhiên là cả người bạn đã tự dựng lên cảnh chết quái đản của mình. 

Nếu không thể nổi loạn đến cùng trong khi sống, người ta có thể nổi loạn đến cùng khi chết đi? Và nếu không thể phá hủy được gì trong xã hội này thì chẳng phải ta chỉ có cách duy nhất là hủy hoại chính mình?

Xin phóng tác câu văn bất tử của Tolstoi: những người bình thường thì đều giống nhau, còn những người điên thì muôn màu muôn vẻ.

Khi Kenzaburo Oe trở thành nhà văn Nhật Bản thứ hai được trao giải Nobel Văn chương, trong bài diễn từ của mình, ông kể về những kỷ niệm văn chương đầu đời khi sống trong một ngôi làng trên hòn đảo xa xôi, đọc Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils, và cậu bé Kenzaburo Oe khi ấy đã nhớ mãi một câu nói của chú bé Nils ngỗ ngược bị biến thành một sinh vật tí hon, sau khi được lớn lại làm một cậu bé bình thường, cậu thốt lên: “Je suis de nouveau un homme.” Con đã lại được làm người.

Được làm người không phải một điều tất yếu đến thế. Những dị dạng thể chất, những móp méo tinh thần khiến trải nghiệm làm người trong Tiếng thét câm lặng rất đỗi khuyết tật. Có gì đó ghê tởm và nát bấy trong chính việc phải làm người, ta cảm thấy điều đó khi đọc những đoạn văn hay nhất của tiểu thuyết này – những đoạn Kenzaburo Oe như siêu âm và xuyên chiếu những kinh nghiệm xác thịt, từ một khối u nâu đỏ chứa đầy máu và dịch tủy đến những con mắt của một chàng trai bị đàn kiến ăn thịt, từ những tế bào vữa tan mất đi ý nghĩa của một xác chết đến một cơ thể đàn bà phát phì phải ngốn thật nhiều thức ăn để duy trì cái thể tích kềnh càng mà vô nghĩa của bản thân. 

Tiếng thét câm lặng của Kenzaburo Oe do Công ty Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành. Nguồn: Nhã Nam.

Con người trong câu chuyện này thường xuyên thấy mình, khi thì như một con giun đất nằm co ro, khi thì như một con cá thầy tu đã chết, khi thì như một con gà bị vặt hết lông, khi thì giống hệt một con chuột, khi thì hòa nhập vào đám vi khuẩn phân hủy, khi thì như một con ruồi vừa chết, khi thì có hàm răng vàng khè như động vật vì nhiều tháng từ chối đánh răng; nhưng hiếm khi họ thấy mình là người, hoặc khi cảm thấy được làm người, thì nhân vật lại thấy như “nỗi cực nhọc của một con người […] nhuộm đen mọi ngóc ngách cơ thể tôi, khiến tôi bất chợt muốn khóc.” Một câu văn đầy chất thơ mà cũng đầy mật đen đau khổ…

Trước Tiếng thét câm lặng, trong Một nỗi đau riêng, dựa vào đứa con trai bẩm sinh dị tật vì tàn dư phóng xạ vụ đánh bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Kenzaburo Oe đã viết thế này: “Con trai tôi quấn băng trên đầu và nhà thơ Apollinaire cũng vậy khi ông bị thương ngoài mặt trận. Trên một mặt trận tăm tối và cô đơn mà tôi chưa bao giờ gặp, con trai tôi đã bị thương như Apollinaire và bây giờ nó đang kêu gào không ra tiếng.” Phải thi tính hóa cái tật nguyền và biến dạng của đời sống để mà còn sống được trong đời sống.

Có một bức tranh vẽ cảnh địa ngục được trở đi trở lại đôi lần trong Tiếng thét câm lặng, và Mitsusaburo, khi ngắm nghía tình cảnh thê thiết của những nhân vật trong tranh bị đọa đày suốt một vạn sáu ngàn năm, bỗng chợt thấy yên bình, bởi anh đinh ninh, một khi người ta phải chịu đọa đày lâu đến thế thì đọa đày hẳn phải trở thành lẽ tự nhiên, là chuyện thường ngày, người ta quên mất mình đang mắc đọa. Đó cũng là thái độ của Mitsusaburo với nước Nhật tai ương của anh, anh miễn phấn đấu và không có nhu cầu đổi thay nó. Nhưng cậu em trai Takashi thì khác, cậu đối đầu và đối đầu đến cùng. Nhưng thái độ dù theo cách nào thì cả hai anh em cũng không tránh khỏi tự cô lập, tự hủy mình. Họ cũng không phải những kẻ duy nhất tự cô lập và hủy mình, đó thậm chí dường như là cách sống không thể tránh khỏi trong một đất nước mà suốt chiều dài lịch sử, cũng thường tự cô lập và tự hủy mình.

Hãy nhớ rằng năm 1860, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện Sakuradamon, vụ ám sát Thủ tướng Nhật đương thời, Ii Naosuke, người đã chủ trương mở cửa đất nước sau hàng trăm năm bế quan toả cảng. Trong hư cấu, cụ cố của hai anh em, một người có vai vế trong làng, đã xây lên một nhà kho vững chắc như pháo đài để cố thủ bên trong, chống chọi những cuộc bạo động nông dân từ phía ngoài. Em trai cụ cố tự nhốt mình 20 năm sau khi lãnh đạo cuộc bạo động bất thành, không hề băng rừng chạy trốn như người ta vẫn nghĩ. Về phần Takashi, anh từ nước ngoài về Nhật Bản và rồi từ đô thị Nhật Bản về nông thôn Nhật Bản, kêu gọi đám thanh niên chống lại hệ thống của Vua Siêu thị, một doanh nhân Triều Tiên, một người ngoại quốc đang thay đổi trật tự một ngôi làng bấy nay đã ngủ vùi trong quá khứ. Ngay cả tội lỗi tuổi thiếu niên của anh – tội loạn luân cùng em gái, và sau đó, tội ngoại tình cùng người chị dâu – chẳng phải cũng là những hành động thu vào bên trong nội tộc để truyền giống, hay nói cách khác, cũng là một dạng thức tự cô lập và tự hủy. Bản thân ngôi làng quê hương Takashi và Mitsusaburo cũng là một nơi chốn dường như không có nhiều mối liên hệ với thế giới bên ngoài, một ngôi làng lẻ bóng, như một nước Nhật thu nhỏ, khép mình và tránh giao du cùng hải ngoại. Nói cách khác, tất cả các nhân vật này và những nơi chốn này dường như đều tự dựng lên những thành quách quanh mình, tự dồn mình vào chân tường, để cảm thấy mình đang tồn tại.

Và trong số họ, nếu như đã có ai lựa chọn tìm đến cái chết, thì đó là bởi, tự sát là hành động cô lập nhất, tự hủy nhất, tự chập mình vào chính mình, để người giết cũng đồng thời là kẻ bị giết, kẻ chịu đau đồng thời cũng là kẻ gây đau. Trớ trêu thay, để muốn lại được làm người, được như cậu bé Nils hô vang “Je suis de nouveau un homme”, thì con đường duy nhất họ có thể đi, chẳng gì hơn, là kết thúc cuộc đời con người mà mình đã bám víu.□

Bài đăng Tia Sáng số 10/2024

 


Thứ Tư, 16 tháng 4, 2025

Gödel và Câu Chuyện Tự Chứng Minh Mình Bất Tử

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=fmPPRPM_wbo

 DĨ VÃNG

Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng
Thương về con nước ngại ngùng xuôi
Những người em nhỏ bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi
Tôi muốn hôn bằng môi của em
Mùa xưa thê thiết nắng hoe thèm
Lòng trong đã trắng tình nguyên thủy
Nghe bước xuân về êm quá êm
Em lắng tai đâu… chiều lửng lơ
Thơ tôi vừa hát khúc ban sơ
Lòng chưa tội lỗi mà vô cớ
Bỗng muốn gục quỳ bên tuổi thơ
Em là em - tôi có là tôi?…
Dù nghĩa thời gian ngăn cách rồi
Tôi đứng bên này lưu luyến quá
Những người em nhỏ của tôi ơi!
(Hoàng Trúc Ly)
___
Kỷ niệm 92 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Trúc Ly (14/04/1933 - 23/12/1983)