Nguồn https://www.facebook.com/toituhaolaconthienchua/videos/545472134910496
Thứ Hai, 21 tháng 4, 2025
Các xã hội sụp đổ: Bài học cho nhân loại .
Nếu quá khứ dạy chúng ta điều gì, thì đó là nếu cứ bám víu lấy hệ thống lỗi thời, kém thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh – như biến đổi khí hậu hay bất ổn xã hội – thì thảm họa sẽ xảy đến. Những người có phương tiện và cơ hội để thúc đẩy thay đổi cần phải thực hiện cải cách, hoặc ít nhất là không cản trở nó.

Toán học và dữ liệu có thể cho chúng ta thấy điều gì?
Có thể là “Lịch sử không lặp lại, nhưng thời thế trồi sụt xoay vần”, (Mark Twain).
Daniel Hoyer, nhà sử học và khoa học tích hợp tại Đại học Toronto, đã nghiệm ra rằng câu danh ngôn này quả thực đúng đắn. Với nền tảng học vấn về lịch sử cổ đại, ông đã cố gắng tìm hiểu tại sao La Mã vươn lên lớn mạnh thành một đế chế rồi cuối cùng sụp đổ.
Hoyer cùng đồng nghiệp tận dụng các công cụ thống kê và khoa học tiến hóa, vật lý,… để làm rõ thêm quá khứ, tìm hiểu lí do tại sao các sự kiện lại diễn ra như vậy, khiến phân tích lịch sử dưới góc nhìn của một ngành khoa học tự nhiên. Từ năm 2011, nhóm của ông tổng hợp một lượng thông tin khổng lồ thành ‘Ngân hàng dữ liệu lịch sử thế giới’ mang tên Seshat, với sự đóng góp của hơn 100 nhà nghiên cứu từ khắp thế giới. Seshat có thể ghi lại dân số của một xã hội, hoặc trả lời các câu hỏi về sự hiện diện hoặc vắng mặt của một thứ gì đó, tỷ như xã hội nào đó có quan chức chuyên nghiệp hay không, hoặc có bảo trì các công trình thủy lợi hay không… Dữ liệu được chuyển thành dạng nhị phân để phân tích, nhưng vẫn kèm theo các mô tả định tính, giải thích tại sao cho các câu hỏi tại sao, các sắc thái biểu đạt, và đánh dấu sự thiếu chắc chắn của dữ liệu nào chưa được nghiên cứu rõ ràng, và trích dẫn các tài liệu có liên quan.
Nhóm nghiên cứu tập trung thu thập thông tin về các cuộc khủng hoảng, bất ổn xã hội thường dẫn đến sự tàn phá lớn, như nạn đói, bệnh dịch, nội chiến, sự sụp đổ của triều đại.
Hiện tại, nhân loại đang sống trong thời đại đa khủng hoảng – các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế, môi trường có sự liên hệ mật thiết với nhau và đều đang trong trạng thái căng thẳng: hậu COVID-19, thị trường năng lượng và lương thực căng thẳng, bất ổn chính trị, chủ nghĩa cực đoan, biến đổi khí hậu là các ví dụ điển hình. Và nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, chúng ta có thể tìm ra cách ứng phó của xã hội nào là tốt nhất, vì một số chủ đề quan tâm như thảm hoạ sinh thái và khí hậu bất thường đều không phải là điều gì mới lạ trong lịch sử.
Xung đột trong giới tinh hoa và sự bất bình đẳng
Một trong những khuôn mẫu chung nhất là các cuộc khủng hoảng lớn đều dồn chứa trong nó bất bình đẳng xã hội cực độ. Khoảng cách lớn về giàu nghèo và quyền lực chính trị gây ra sự thất vọng, bất mãn và hỗn loạn, hệ quả là hàng triệu người đã chết do các cuộc nội chiến tàn khốc nhất trong lịch sử cận đại như nội chiến Hoa Kỳ, Cách mạng Nga, Thái Bình Thiên Quốc.
Một trong những khuôn mẫu chung nhất là các cuộc khủng hoảng lớn đều dồn chứa trong nó bất bình đẳng xã hội cực độ.
Hơn trăm năm chìm trong bất ổn và đói nghèo đã khiến nền Cộng hòa La Mã sụp đổ. Các phe phái chính trị thù địch phỉ báng nhau bằng lời lẽ cực đoan, thúc đẩy ẩu đả bạo lực trên các đô thị, thậm chí đã hành quyết nhà lãnh đạo cải cách Tiberius Gracchus. Cuối cùng, xung đột đã trở thành nội chiến toàn diện giữa các đội quân được huấn luyện bài bản. Tuy nhiên, vì xung đột và các bất công cơ bản không được giải quyết, giao tranh cứ tiếp diễn từ những năm 130 TCN đến năm 14 CN, đến khi kết thúc bằng sự sụp đổ của nền cộng hòa.
Tình trạng bất bình đẳng ăn mòn từ bên trong giới tinh hoa, bởi họ tích lũy quá nhiều của cải và quyền lực nên dẫn đến đấu đá nội bộ gay gắt, rồi lan rộng ra khắp xã hội.
Đối với nền cộng hòa, quyền lực và sự giàu có của các nghị sĩ như thỏi nam châm hút lấy sự bất mãn và tức giận của dân chúng, chính thời cơ đó đã được các lãnh đạo quân sự như Julius Caesar nắm bắt để gây ra xung đột.
Những mâu thuẫn tương tự được lặp lại trong lịch sử: hận thù giữa các chủ đồn điền miền Nam và các nhà công nghiệp miền Bắc trước cuộc nội chiến Hoa Kỳ, hay xung đột giữa Sa hoàng và quý tộc Nga cuối thế kỷ XIX.
Cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc năm 1864 được xúi giục bởi các thanh niên học thức cao, đã tốn nhiều năm đèn sách và thi cử đỗ đạt nhưng không nhận được chức quan và bổng lộc tương xứng.

Khuôn mẫu dẫn dắt các sự kiện nêu trên là những kẻ giàu có và quyền lực luôn cố gắng giành miếng bánh lớn hơn nữa để củng cố vị thế. Họ đảm bảo sự kế thừa cho con cháu một cách không khoan nhượng, làm xói mòn tham vọng và nỗ lực gia nhập giới thượng lưu của tầng lớp thấp hơn. Thông thường, tiền và quyền là hai thứ song hành, giới tinh hoa luôn muốn nắm lấy những vị trí chủ chốt trong nền chính trị.
Sự cạnh tranh quyết liệt khiến kẻ bề trên áp dụng các giải pháp triệt hạ, bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả phạm vào luật pháp hay luân lý đạo đức, hòng luôn nắm quyền thống trị. Một khi những điều cấm kỵ bị phá bỏ – như vẫn thường xảy ra – hậu quả rất tàn khốc.
Bê bối tuyển sinh vào trường đại học tinh hoa của Hoa Kỳ vào năm 2019 cũng là một sự lặp lại của khuôn mẫu lịch sử. Một số nhân vật nổi tiếng bị phát giác đã hối lộ để con họ chắc suất nhập học các trường danh giá hàng đầu thế giới, từ đó đảm bảo sự nghiệp tươi sáng.
Tại Vương quốc Anh duy trì một hệ thống vinh danh cho những người cầm quyền. Cựu thủ tướng đầy tai tiếng Boris Johnson đã trao cho giới thân cận những tước vị cao quý, và ông không phải là người đầu tiên, chắc chắn cũng không phải là người cuối cùng làm như vậy.
Sự đối kháng giữa giới tinh hoa và những người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội, tạo ra những tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Một motif điển hình là những người có tiền thường mua thêm quyền lực: chức vụ trong hệ thống chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc các đại công ty, bất cứ vị trí nào được xem là có giá trị trong xã hội. Donald Trump là phiên bản nổi bật nhất gần đây, và sự cực đoan của Trump được ủng hộ bởi sự bất mãn trong xã hội Hoa Kỳ. Khi không được giải tỏa, nó dồn nén và bùng phát thành vụ bạo loạn ngày 6/1/2021.
Sự cạnh tranh trong nội bộ giới tinh hoa thường gia tăng khi tình trạng bất bình đẳng quá lớn, khiến phần đông quần chúng thất vọng, tức giận và sẵn sàng cho thay đổi, ngay cả khi họ phải chiến đấu và đánh đổi bằng tính mạng.
Tóm lại, sự đối kháng giữa giới tinh hoa và những người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội, tạo ra những tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Khi chính quyền không thể lèo lái con tàu
Giới tinh hoa có xu hướng chiếm lấy phần lớn của cải, gây thiệt hại cho nhà nước và cho quần chúng. Ví dụ, các chương trình phúc lợi và hàng hóa công cộng, như cung cấp thực phẩm, nhà ở hoặc chăm sóc sức khỏe, bị thiếu ngân sách và cuối cùng chấm dứt. Thiểu số người giàu vẫn đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ, còn người nghèo chiếm phần đông không thể tiếp cận các nhu cầu thiết yếu.
Nhà khoa học chính trị Jack Goldstone đã đưa ra giả thuyết cấu trúc nhân khẩu học vào đầu những năm 1900, với nhìn nhận sâu sắc về đại cách mạng Pháp, vốn thường được gán cho nguyên nhân bạo loạn của quần chúng. Goldstone chỉ ra rằng sự đối kháng và mâu thuẫn trong nội bộ giới tinh hoa đã thúc đẩy cuộc cách mạng.

Các trí thức tư sản không được tôn trọng bởi giới quý tộc của nền quân chủ Pháp. Triều đình mất quyền kiểm soát đất nước trong nhiều thập kỷ do quản lý yếu kém các nguồn lực, cũng như do các đặc quyền mà giới tinh hoa cố nắm chặt bằng mọi cách.
Khi một xã hội đang rất trông cậy vào lãnh đạo chính phủ và các cơ quan dân sự để cải thiện và xoay chuyển tình thế thì xã hội đó cũng thấy mình đang trong thời điểm suy yếu và không sẵn sàng đương đầu thử thách. Nên thật dễ hiểu khi nhiều cuộc khủng hoảng đã biến thành thảm họa.
Khủng hoảng đang âm ỉ trong lòng xã hội các nước phát triển phương Tây. Tại Hoa Kỳ, nhiều năm thả nổi quản lý và phụ thuộc vào tư nhân đã hủy hoại nhiều phúc lợi công cộng và các thành quả kinh tế thời hậu chiến. Tại Anh, cơ quan sức khỏe quốc gia NHS từng được thế giới ca ngợi nay lâm vào cảnh nguy kịch vì liên tục bị cắt giảm ngân sách.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, người giàu ngày càng giàu, còn người nghèo thì càng nghèo thêm. Trên toàn thế giới, chỉ 10% hộ gia đình giàu nhất nắm giữ 75% tổng tài sản của nhân loại.
Trong tình huống này, năng lực của chính quyền và sự ủng hộ của giới tính hoa sẽ mang tính quyết định cho việc xử lý khủng hoảng. Thế nên một số nhà bình luận chính trị thậm chí đã nghĩ tới một cuộc nội chiến lần hai của Hoa Kỳ sắp xảy ra.
Thời đại đa khủng hoảng
Ngày nay, ngoài những thách thức mới như chuỗi cung ứng thực phẩm và khoáng sản toàn cầu, nhân loại vẫn phải đối mặt với những thách thức cũ trong một kỷ nguyên ‘đa khủng hoảng’. Viện Cascade đã đưa ra danh sách những khủng hoảng mà thế giới đang đối mặt, và mức độ đáng sợ của chúng:
– Ảnh hưởng sức khỏe lâu dài và hệ quả kinh tế – xã hội của COVID-19
– Kinh tế trì trệ với lạm phát cao và tăng trưởng thấp
– Biến động của thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu
– Xung đột địa chính trị
– Bất ổn chính trị và xã hội phát sinh từ bất ổn kinh tế
– Chủ nghĩa cực đoan
– Chia rẽ chính trị
– Tính chính danh của các chế độ bị suy giảm
– Các hiện tượng thời tiết cực đoan do khí hậu nóng lên
Mỗi vấn nạn đều gây ra mức độ tàn phá nhất định, và sự tương tác giữa chúng dường như gây ra hủy hoại tổng hợp, thay vì giảm nhẹ ảnh hưởng của nhau.
Đã có nhiều mối đe dọa cùng xảy ra trong quá khứ, nhưng chỉ trong phạm vi khu vực hoặc liên lục địa chứ không phải ở quy mô toàn cầu.
Môi trường là thách thức thường trực của nhân loại: giá lạnh, hạn hán, nạn đói kéo dài, thời tiết khó lường cũng như những cú sốc sinh thái nghiêm trọng. Đơn cử, “Tiểu băng hà” là một thời kỳ nhiệt độ lạnh bất thường kéo dài vài trăm năm từ thế kỷ XIV đến đều thế kỷ XIX, gây ra sự tàn phá hàng loạt tại lục địa Á-Âu. Khí hậu khắc nghiệt đã gây ra một số thảm họa sinh thái, bao gồm nhiều nạn đói xảy ra khắp nơi.
Trong thời kỳ này, hoạt động kinh tế bị gián đoạn, an ninh lương thực của người dân các vùng khó canh tác bị tổn hại nghiêm trọng. Ai Cập đã trải qua cuộc đại khủng hoảng vào thế kỷ XIV dưới triều đại Mamluk, dịch bệnh bùng phát và lũ lụt tàn phá mùa màng nội địa kèm theo gián đoạn giao thương do xung đột tại Đông Á đã kết hợp gây nên nạn đói khủng khiếp khắp Ai Cập, dẫn đến cuộc khởi nghĩa giết chết vị sultan của Mamluk khi đó là An-Nasir Fajah.
Bạo loạn và nổi dậy diễn ra khắp lục địa Á-Âu trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Bệnh dịch hạch lan tràn dân chúng bị đói rét.
Thời hiện đại, đại dịch COVID-19 đã tàn phá toàn thế giới, nhưng gây ra mức độ tác động khác nhau đối với từng quốc gia hay cộng đồng, tùy vào khả năng phát hiện kịp thời, tính hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng, thành phần nhân khẩu học (người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương hơn), và cả các căng thẳng xã hội vốn có.
Tại Hàn Quốc và New Zealand, niềm tin vào chính phủ và sự gắn kết xã hội đã cải thiện khi người dân của các quốc gia này đoàn kết để ứng phó tương đối hiệu quả với đại dịch. Họ đã nhanh chóng quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, các lãnh đạo quốc gia đã sớm đưa ra hỗ trợ tài chính cho người thất nghiệp, tổ chức cấp phát thực phẩm cùng các chương trình khác để giúp mọi người ứng phó với COVID-19.
Trong khi đó, bất bình đẳng và xung đột đảng phái tại Anh và Hoa Kỳ đã ở mức ngột ngạt ngay trước đại dịch. Chính phủ đã phản ứng chậm, truyền đạt kém đến công chúng với những lời khuyên khó hiểu và trái ngược. Chiến lược quản lý dịch bệnh kém hiệu quả, sự tín nhiệm với chính quyền suy giảm lại càng khiến tình trạng bất bình đẳng xã hội và bất mãn nghiêm trọng hơn.
Sức mạnh tập thể
Thật không may, những diễn biến như vậy từng xảy ra trong quá khứ thường dẫn đến kết cục tàn phá và hủy diệt. Nghiên cứu gần 200 tình huống khủng hoảng xã hội trước đây cho thấy quá nửa đã chuyển biến thành nội chiến hoặc khởi nghĩa, khoảng 1/3 liên quan đến các vụ ám sát người cai trị và 40% liên quan đến sự mất kiểm soát lãnh thổ hoặc sụp đổ chính quyền.
Nghiên cứu cũng chỉ ra xã hội nào đã ngăn chặn được đấu đá chính trị, khai thác sức mạnh tập thể để thích ứng và hồi phục.
Trong một đợt bệnh dịch tại Athens (có thể là thương hàn hoặc đậu mùa), các quan chức đã giúp tổ chức cách ly và cung cấp dịch vụ y tế và phân phối thực phẩm cho dân chúng. Ngay cả khi không có hiểu biết gì về virus, họ vẫn nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn.
Chúng ta cũng kinh ngạc trước năng lực kỹ thuật và sự đoàn kết của một vài xã hội cổ đại để sản xuất đủ lương thực. Những kênh đào dẫn nước từ sông Nile để canh tác nông nghiệp suốt hàng nghìn năm dưới sự chỉ huy của các Pharaoh hay những thửa ruộng bậc thang trên dãy Andes hiểm trở thời đế chế Inca là những minh chứng rõ nét nhất.
Các vương triều Trung Quốc như nhà Thanh đã xây dựng mạng lưới kho thóc khổng lồ trên khắp lãnh thổ bằng tiền ngân khố. Việc này đòi hỏi quá trình quy mô lớn gồm đào tạo, giám sát, bảo đảm tài chính và đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và vận chuyển lương thực ở tất cả các khu vực.
Các kho lương đóng vai trò quan trọng khi cần cứu trợ thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nạn châu chấu hoặc chiến tranh. Hoyer và các đồng nghiệp cũng đã phân tích rằng sự tiêu điều của hệ thống kho lương – do tham nhũng và quản lý kém – là nguyên nhân trực tiếp làm sụp đổ đế quốc Mãn Thanh, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất về một quốc gia từng đối mặt với khủng hoảng đã tránh được điều tồi tệ nhất – cách mạng lật đổ chính quyền – chính là nước Anh quân chủ những năm 1830-1840. Trong hầu hết các trường hợp còn lại, bạo loạn càng khiến giới nhà giàu và quyền thế có xu hướng bám chặt các đặc quyền nhưng tại Anh, đội ngũ tinh hoa mang tư tưởng tiến bộ sẵn sàng vì lợi ích chung của xã hội mà hy sinh một phần của cải và quyền lực.
Từ cuối những năm 1700, lợi tức của nông dân Anh ngày càng giảm sút. Trên hết, cuộc cách mạng công nghiệp với các nhà máy mọc lên như nấm sau mưa tại các thành phố lớn. Nhưng điều kiện làm việc ở đây thật tồi tàn, hầu như không có biện pháp bảo đảm an toàn lao động, công nhân thường xuyên phải làm việc nhiều giờ với đồng lương rẻ mạt, khi bị thương vong lại không được bồi thường. Hệ quả tất yếu là các cuộc nổi dậy và bạo loạn nổ ra khắp nước Anh và Ireland vào đầu thế kỷ XIX. Giai cấp công-nông đoàn kết đứng lên yêu sách quyền lợi chính đáng cho mình.
Họ được sự ủng hộ của nhiều người trong giới tinh hoa chính trị, nhận đủ số phiếu trong nghị viện để thông qua các cải cách luật pháp, bao gồm quy định an toàn làm việc, tăng số lượng dân biểu của giới lao động và thiết lập hệ thống phúc lợi công cộng cho người không thể tìm được việc làm.
Những biện pháp trên đã cải thiện rõ rệt phúc lợi của hàng triệu người trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Mặc dù chưa thật sự toàn diện vì phụ nữ vẫn không được hưởng quyền bầu cử, nhưng đây là tiền đề cho các hệ thống phúc lợi hiện đại mà người dân các nước phát triển hầu như đương nhiên được thụ hưởng. Nhờ có sự hỗ trợ của giới tinh hoa, các tiến bộ trở nên dễ dàng đạt được hơn, với ít máu phải đổ xuống (so với một cuộc cách mạng).
Tìm kiếm hy vọng
Nếu quá khứ dạy chúng ta điều gì, thì đó là nếu cứ bám víu lấy hệ thống lỗi thời, kém thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh – như biến đổi khi hậu hay bất ổn xã hội – thì thảm họa sẽ xảy đến. Những người có phương tiện và cơ hội để thúc đẩy thay đổi cần phải thực hiện cải cách, hoặc ít nhất là không cản trở nó.
Bài học bày ra trước mắt, nhưng khó học làm sao!
Thật không may là có nhiều chỉ dấu trên khắp thế giới cho thấy sai lầm của quá khứ đang lặp lại, đặc biệt từ những lãnh đạo chính trị đương thời và cả những người khát khao vươn lên nắm quyền.
Vài năm trở lại đây, chúng ta phải chứng kiến ngày càng nhiều thảm họa sinh thái, tình trạng bần cùng hóa, thế bế tắc chính trị, tâm lý bài ngoại, sự trở lại của các thể chế độc tài, và cả chiến tranh tàn khốc.
Thế giới đa khủng hoảng không có dấu hiệu lắng dịu, mà dường như trở nên tồi tệ và lan rộng hơn. Liệu có phải đây là khởi đầu của sự kết thúc, hay của niềm hy vọng, còn tùy thuộc vào cách ứng phó của chính chúng ta, nhân loại.□
Cao Hồng Chiến lược thuật
Nguồn: https://theconversation.com/historys-crisis-detectives-how-were-using-maths-and-data-to-reveal-why-societies-collapse-and-clues-about-the-future-218969
Bài đăng Tia Sáng số 5/2024
Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025
Kenzaburo Oe và “Tiếng thét câm lặng”: Làm sao để lại làm người? Hiền Trang
"Tiếng thét câm lặng" của Kenzaburo Oe ra mắt năm 1967. Ở Pháp, Jean-Luc Godard phát hành bộ phim "Pierrot Le Fou" năm 1965.

Cuốn tiểu thuyết của Oe bắt đầu với một người đàn ông ngẫm nghĩ về cái chết của người bạn thân: bôi sơn đỏ khắp mặt và đầu, trần truồng, nhét trái dưa chuột vào hậu môn rồi treo cổ tự sát; đi đến hồi kết bằng một người đàn ông khác tự nổ cò súng, gương mặt được “sơn” đỏ thẫm bằng chính máu anh – bên cạnh là dòng cuối cùng anh viết: “tôi đã nói sự thật”. Trong khi đó Pierrot Le Fou kết thúc bằng cảnh nhân vật chính cũng lấy sơn bôi khắp mặt, chỉ khác ở chỗ anh bôi sơn màu xanh lét, rồi quấn thuốc nổ quanh đầu, châm lửa, và rồi nổ bùng như một ngọn núi lửa. Cả ba đều là những khối khủng hoảng hiện sinh ngùn ngụt không hòa nhập được với cái thế giới mà mình được đặt vào trong.
Chết theo cách cuồng nộ ấy để làm gì? Họ đã muốn nói điều gì qua những cái chết như thế? Chẳng nhẽ chỉ vì, như mẹ của người đã chết trong Tiếng thét câm lặng, đã nói: “Con người rồi ai cũng phải chết. Một trăm năm sau, sẽ chẳng còn ai bận tâm tìm hiểu xem chúng ta đã chết như thế nào nữa. Thế nên tốt nhất là hãy chết theo cách mình muốn cháu ạ”? Chẳng nhẽ chỉ để minh chứng rằng, nếu không thể nổi loạn đến cùng trong khi sống, người ta có thể nổi loạn đến cùng khi chết đi? Và nếu không thể phá hủy được gì trong xã hội này thì chẳng phải ta chỉ có cách duy nhất là hủy hoại chính mình?
Có một nội lực tự hủy bên trong những nhân vật trong Tiếng thét câm lặng: Mitsusaburo – một dịch giả chột mắt thường ôm con chó của mình ngồi trong một cái hố sâu dưới lòng đất vốn là bể tự hoại (đây không phải nhân vật duy nhất có vấn đề về thị lực trong các tác phẩm của Kenzaburo Oe); vợ anh – Natsumi – một người phụ nữ chìm trong men rượu; đứa con ra đời với khối u dị dạng bị vợ chồng anh bỏ rơi; người anh trai S. tự nguyện chết để làm dịu cơn căm tức của những người Triều Tiên bị đàn áp; người em trai Takashi từ Mỹ trở về muốn kích động đám thanh niên trong làng cùng nhau nổi dậy theo gương một cuộc nổi dậy của bần cố nông năm 1860; tất nhiên là cả người bạn đã tự dựng lên cảnh chết quái đản của mình.
Nếu không thể nổi loạn đến cùng trong khi sống, người ta có thể nổi loạn đến cùng khi chết đi? Và nếu không thể phá hủy được gì trong xã hội này thì chẳng phải ta chỉ có cách duy nhất là hủy hoại chính mình?
Xin phóng tác câu văn bất tử của Tolstoi: những người bình thường thì đều giống nhau, còn những người điên thì muôn màu muôn vẻ.
Khi Kenzaburo Oe trở thành nhà văn Nhật Bản thứ hai được trao giải Nobel Văn chương, trong bài diễn từ của mình, ông kể về những kỷ niệm văn chương đầu đời khi sống trong một ngôi làng trên hòn đảo xa xôi, đọc Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils, và cậu bé Kenzaburo Oe khi ấy đã nhớ mãi một câu nói của chú bé Nils ngỗ ngược bị biến thành một sinh vật tí hon, sau khi được lớn lại làm một cậu bé bình thường, cậu thốt lên: “Je suis de nouveau un homme.” Con đã lại được làm người.
Được làm người không phải một điều tất yếu đến thế. Những dị dạng thể chất, những móp méo tinh thần khiến trải nghiệm làm người trong Tiếng thét câm lặng rất đỗi khuyết tật. Có gì đó ghê tởm và nát bấy trong chính việc phải làm người, ta cảm thấy điều đó khi đọc những đoạn văn hay nhất của tiểu thuyết này – những đoạn Kenzaburo Oe như siêu âm và xuyên chiếu những kinh nghiệm xác thịt, từ một khối u nâu đỏ chứa đầy máu và dịch tủy đến những con mắt của một chàng trai bị đàn kiến ăn thịt, từ những tế bào vữa tan mất đi ý nghĩa của một xác chết đến một cơ thể đàn bà phát phì phải ngốn thật nhiều thức ăn để duy trì cái thể tích kềnh càng mà vô nghĩa của bản thân.

Con người trong câu chuyện này thường xuyên thấy mình, khi thì như một con giun đất nằm co ro, khi thì như một con cá thầy tu đã chết, khi thì như một con gà bị vặt hết lông, khi thì giống hệt một con chuột, khi thì hòa nhập vào đám vi khuẩn phân hủy, khi thì như một con ruồi vừa chết, khi thì có hàm răng vàng khè như động vật vì nhiều tháng từ chối đánh răng; nhưng hiếm khi họ thấy mình là người, hoặc khi cảm thấy được làm người, thì nhân vật lại thấy như “nỗi cực nhọc của một con người […] nhuộm đen mọi ngóc ngách cơ thể tôi, khiến tôi bất chợt muốn khóc.” Một câu văn đầy chất thơ mà cũng đầy mật đen đau khổ…
Trước Tiếng thét câm lặng, trong Một nỗi đau riêng, dựa vào đứa con trai bẩm sinh dị tật vì tàn dư phóng xạ vụ đánh bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Kenzaburo Oe đã viết thế này: “Con trai tôi quấn băng trên đầu và nhà thơ Apollinaire cũng vậy khi ông bị thương ngoài mặt trận. Trên một mặt trận tăm tối và cô đơn mà tôi chưa bao giờ gặp, con trai tôi đã bị thương như Apollinaire và bây giờ nó đang kêu gào không ra tiếng.” Phải thi tính hóa cái tật nguyền và biến dạng của đời sống để mà còn sống được trong đời sống.
Có một bức tranh vẽ cảnh địa ngục được trở đi trở lại đôi lần trong Tiếng thét câm lặng, và Mitsusaburo, khi ngắm nghía tình cảnh thê thiết của những nhân vật trong tranh bị đọa đày suốt một vạn sáu ngàn năm, bỗng chợt thấy yên bình, bởi anh đinh ninh, một khi người ta phải chịu đọa đày lâu đến thế thì đọa đày hẳn phải trở thành lẽ tự nhiên, là chuyện thường ngày, người ta quên mất mình đang mắc đọa. Đó cũng là thái độ của Mitsusaburo với nước Nhật tai ương của anh, anh miễn phấn đấu và không có nhu cầu đổi thay nó. Nhưng cậu em trai Takashi thì khác, cậu đối đầu và đối đầu đến cùng. Nhưng thái độ dù theo cách nào thì cả hai anh em cũng không tránh khỏi tự cô lập, tự hủy mình. Họ cũng không phải những kẻ duy nhất tự cô lập và hủy mình, đó thậm chí dường như là cách sống không thể tránh khỏi trong một đất nước mà suốt chiều dài lịch sử, cũng thường tự cô lập và tự hủy mình.
Hãy nhớ rằng năm 1860, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện Sakuradamon, vụ ám sát Thủ tướng Nhật đương thời, Ii Naosuke, người đã chủ trương mở cửa đất nước sau hàng trăm năm bế quan toả cảng. Trong hư cấu, cụ cố của hai anh em, một người có vai vế trong làng, đã xây lên một nhà kho vững chắc như pháo đài để cố thủ bên trong, chống chọi những cuộc bạo động nông dân từ phía ngoài. Em trai cụ cố tự nhốt mình 20 năm sau khi lãnh đạo cuộc bạo động bất thành, không hề băng rừng chạy trốn như người ta vẫn nghĩ. Về phần Takashi, anh từ nước ngoài về Nhật Bản và rồi từ đô thị Nhật Bản về nông thôn Nhật Bản, kêu gọi đám thanh niên chống lại hệ thống của Vua Siêu thị, một doanh nhân Triều Tiên, một người ngoại quốc đang thay đổi trật tự một ngôi làng bấy nay đã ngủ vùi trong quá khứ. Ngay cả tội lỗi tuổi thiếu niên của anh – tội loạn luân cùng em gái, và sau đó, tội ngoại tình cùng người chị dâu – chẳng phải cũng là những hành động thu vào bên trong nội tộc để truyền giống, hay nói cách khác, cũng là một dạng thức tự cô lập và tự hủy. Bản thân ngôi làng quê hương Takashi và Mitsusaburo cũng là một nơi chốn dường như không có nhiều mối liên hệ với thế giới bên ngoài, một ngôi làng lẻ bóng, như một nước Nhật thu nhỏ, khép mình và tránh giao du cùng hải ngoại. Nói cách khác, tất cả các nhân vật này và những nơi chốn này dường như đều tự dựng lên những thành quách quanh mình, tự dồn mình vào chân tường, để cảm thấy mình đang tồn tại.
Và trong số họ, nếu như đã có ai lựa chọn tìm đến cái chết, thì đó là bởi, tự sát là hành động cô lập nhất, tự hủy nhất, tự chập mình vào chính mình, để người giết cũng đồng thời là kẻ bị giết, kẻ chịu đau đồng thời cũng là kẻ gây đau. Trớ trêu thay, để muốn lại được làm người, được như cậu bé Nils hô vang “Je suis de nouveau un homme”, thì con đường duy nhất họ có thể đi, chẳng gì hơn, là kết thúc cuộc đời con người mà mình đã bám víu.□
Bài đăng Tia Sáng số 10/2024
Thứ Tư, 16 tháng 4, 2025
DĨ VÃNG
Tổng hạnh phúc quốc gia
Tổng hạnh phúc quốc gia , ( GNH ; Dzongkha : རྒྱལ་ཡོངས་དགའ་སྐྱིད་དཔལ་འཛོམས། ) đôi khi được gọi là Tổng hạnh phúc quốc gia ( GDH ), là một triết lý hướng dẫn chính phủ Bhutan . Nó bao gồm một chỉ số được sử dụng để đo lường hạnh phúc và phúc lợi tập thể của dân số. Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia được thiết lập như mục tiêu của chính phủ Bhutan trong Hiến pháp Bhutan , được ban hành vào ngày 18 tháng 7 năm 2008. [ 1 ]
Lịch sử
[ biên tập ]Sự ra đời và khái niệm "Tổng hạnh phúc quốc gia" (GNH) nảy mầm trong tâm trí của Bồ tát Druk Gyelpo , vị vua thứ 4 của Bhutan, Jigme Singye Wangchuck , được nuôi dưỡng cùng với sự phát triển của "Gaki Phuensum" (Hòa bình và Thịnh vượng) và thời kỳ hiện đại hóa của Bhutan dưới thời trị vì của Druk Gyelpo, vị vua thứ 3 của Bhutan, Jigme Dorji Wangchuck .
Thuật ngữ "Tổng hạnh phúc quốc gia" do Quốc vương Bhutan thứ 4, Jigme Singye Wangchuck, đưa ra vào năm 1972 đã được tuyên bố là "quan trọng hơn Tổng sản phẩm quốc nội". [ 2 ] [ 3 ] Khái niệm này ngụ ý rằng phát triển bền vững nên có cách tiếp cận toàn diện đối với các khái niệm về tiến bộ và coi trọng ngang nhau các khía cạnh phi kinh tế của hạnh phúc. [ 4 ] Khi định nghĩa Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH), nhà vua đã lấy cảm hứng từ truyền thống lâu đời của Bhutan về lòng từ bi và bất bạo động đối với tất cả chúng sinh, bắt nguồn từ di sản Phật giáo 1.200 năm của nước này. [ 5 ]
Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết 65/309, "Hạnh phúc: hướng tới cách tiếp cận toàn diện đối với phát triển", kêu gọi các quốc gia thành viên noi gương Bhutan và đo lường hạnh phúc và phúc lợi, đồng thời gọi hạnh phúc là "mục tiêu cơ bản của con người". [ 6 ]
Năm 2012, Thủ tướng Bhutan Jigme Y Thinley và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã triệu tập Cuộc họp cấp cao: Hạnh phúc và Phúc lợi: Xác định mô hình kinh tế mới để khuyến khích truyền bá triết lý GNH của Bhutan. [ 7 ] Tại cuộc họp, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới đầu tiên đã được ban hành. Ngay sau đó, ngày 20 tháng 3 đã được Liên hợp quốc tuyên bố là Ngày Hạnh phúc Quốc tế vào năm 2012 với nghị quyết 66/28. [ 8 ]
Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay tuyên bố ưu tiên tập trung vào các mục tiêu cụ thể hơn thay vì thúc đẩy GNH khi ông nhậm chức, [ 9 ] nhưng sau đó đã bảo vệ GNH của đất nước mình và thúc đẩy khái niệm này trên trường quốc tế. [ 10 ] Các quan chức Bhutan khác cũng thúc đẩy việc phổ biến GNH tại Liên hợp quốc và trên trường quốc tế. [ 11 ] [ 12 ]
Sự định nghĩa
[ biên tập ]GNH có thể phân biệt được với Tổng sản phẩm quốc nội bằng cách cố gắng trở thành thước đo trực tiếp hơn về hạnh phúc tập thể thông qua việc nhấn mạnh sự hòa hợp với thiên nhiên và các giá trị văn hóa được lựa chọn, như được thể hiện trong 9 lĩnh vực hạnh phúc và 4 trụ cột của GNH. [ 13 ] Theo chính phủ Bhutan, bốn trụ cột của GNH là: [ 14 ]
- phát triển kinh tế - xã hội bền vững và công bằng ;
- bảo tồn môi trường ;
- bảo tồn và phát huy văn hóa; và
- quản trị tốt.
Chín lĩnh vực của GNH là: [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ]
- sức khỏe tâm lý
- sức khỏe
- sử dụng thời gian
- giáo dục
- sự đa dạng văn hóa và khả năng phục hồi
- quản lý tốt
- sức sống cộng đồng
- đa dạng sinh thái và khả năng phục hồi
- mức sống
Mỗi miền bao gồm các chỉ số chủ quan (dựa trên khảo sát) và khách quan. Các miền có trọng số như nhau nhưng các chỉ số trong mỗi miền khác nhau về trọng số. [ 18 ]
Chỉ số GNH của Bhutan
[ biên tập ]Một số học giả đã lưu ý rằng "các giá trị cơ bản của từng trụ cột của GNH được định nghĩa là đặc biệt mang tính Phật giáo " và "GNH xây dựng Phật giáo như là cốt lõi của các giá trị văn hóa của đất nước (Bhutan). Chúng cung cấp nền tảng mà GNH dựa vào". [ 19 ] Do đó, GNH được coi là một phần của Con đường Trung đạo của Phật giáo , trong đó "hạnh phúc đạt được từ một hành động cân bằng hơn là từ một cách tiếp cận cực đoan". [ 20 ]
Thực hiện tại Bhutan
[ biên tập ]Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện GNH tại Bhutan là Ủy ban Hạnh phúc Quốc gia Tổng thể. [ 21 ] Ủy ban GNH bao gồm Thủ tướng làm Chủ tịch, Thư ký của mỗi bộ trong chính phủ và Thư ký của Ủy ban GNH. [ 22 ] Nhiệm vụ của Ủy ban GNH bao gồm hình thành và thực hiện kế hoạch 5 năm của quốc gia và ban hành các chính sách. Chỉ số GNH được sử dụng để đo lường mức độ hạnh phúc và phúc lợi của người dân Bhutan. Ủy ban GNH sử dụng Công cụ sàng lọc chính sách GNH [ 23 ] và Công cụ sàng lọc dự án GNH để xác định xem có nên thông qua các chính sách hay thực hiện các dự án hay không. [ 24 ] Các công cụ sàng lọc GNH được Ủy ban GNH Bhutan sử dụng để dự đoán tác động của các sáng kiến chính sách đối với các mức GNH tại Bhutan. [ 25 ]
Năm 2008, cuộc khảo sát GNH đầu tiên của Bhutan đã được tiến hành. [ 26 ] [ 27 ] Tiếp theo là cuộc khảo sát thứ hai vào năm 2010. [ 28 ] Cuộc khảo sát toàn quốc thứ ba được tiến hành vào năm 2015. [ 29 ] Cuộc khảo sát GNH bao gồm tất cả hai mươi huyện (Dzonkhag) và kết quả được báo cáo cho các yếu tố nhân khẩu học khác nhau như giới tính , độ tuổi, nơi cư trú và nghề nghiệp . Các cuộc khảo sát GNH đầu tiên bao gồm các bảng câu hỏi dài thăm dò ý kiến người dân về điều kiện sống và hành vi tôn giáo, bao gồm các câu hỏi về thời gian một người cầu nguyện trong một ngày và các chỉ số nghiệp chướng khác . Phải mất vài giờ để hoàn thành một bảng câu hỏi. Các vòng sau của Chỉ số GNH đã được rút ngắn, nhưng cuộc khảo sát vẫn giữ nguyên các chỉ số hành vi tôn giáo. [ 30 ]
Chỉ số GNH Bhutan được Trung tâm Nghiên cứu Bhutan phát triển với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu Đại học Oxford để giúp đo lường sự tiến bộ của xã hội Bhutan. Chức năng của Chỉ số dựa trên phương pháp Alkire & Foster năm 2011. [ 30 ] [ 31 ] Sau khi Chỉ số GNH được tạo ra, chính phủ đã sử dụng số liệu này để đo lường sự tiến bộ của quốc gia và thông báo chính sách. [ 32 ] [ 33 ]
Chỉ số GNH của Bhutan được các học giả tiến bộ coi là thước đo sự tiến bộ của xã hội tương tự như các mô hình khác như Chỉ số Cuộc sống Tốt đẹp hơn của OECD năm 2011 và Chỉ số Tiến bộ Xã hội SPI năm 2013. Một đặc điểm phân biệt Chỉ số GNH của Bhutan với các mô hình khác là các mô hình khác được thiết kế cho các chính phủ thế tục và không bao gồm các thành phần đo lường hành vi tôn giáo.
Dữ liệu được sử dụng để so sánh mức độ hạnh phúc giữa các nhóm công dân khác nhau [ 31 ] và những thay đổi theo thời gian. [ 34 ]
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2019, Bhutan đứng thứ 95 trong số 156 quốc gia. [ 35 ]
Việc xem xét toàn diện nhiều yếu tố thông qua cách tiếp cận GNH đã được trích dẫn là có tác động đến phản ứng của Bhutan đối với đại dịch COVID-19. [ 36 ]
Sự phổ biến
[ biên tập ]Tại Victoria, British Columbia , Canada , một phiên bản rút gọn của cuộc khảo sát GNH của Bhutan đã được chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện địa phương và các cơ quan chính phủ dưới sự lãnh đạo của Martha và Michael Pennock sử dụng để đánh giá dân số của Victoria. [ 37 ] [ 38 ]
Tại tiểu bang São Paulo , Brazil , Susan Andrews, [ 39 ] thông qua tổ chức Công viên sinh thái Future Vision của mình, đã sử dụng một phiên bản GNH của Bhutan ở cấp cộng đồng tại một số thành phố. [ 40 ]
Tại Seattle, Washington , Hoa Kỳ , một phiên bản của Chỉ số GNH đã được Hội đồng thành phố Seattle và Sustainable Seattle sử dụng để đánh giá mức độ hạnh phúc và phúc lợi của người dân khu vực Seattle. [ 41 ] [ 42 ] [ 43 ] Các thành phố và khu vực khác ở Bắc Mỹ, bao gồm Eau Claire, Wisconsin , Creston, British Columbia và tiểu bang Vermont của Hoa Kỳ , cũng sử dụng một phiên bản của Chỉ số GNH. [ 44 ]
Thống đốc tiểu bang Vermont tuyên bố ngày 13 tháng 4 (ngày sinh của Tổng thống Jefferson) là "Ngày theo đuổi hạnh phúc" và trở thành tiểu bang đầu tiên thông qua luật cho phép phát triển các chỉ số thay thế và hỗ trợ trong việc lập chính sách. Trung tâm nghiên cứu nông thôn của Đại học Vermont Vermont thực hiện một nghiên cứu định kỳ về phúc lợi trong tiểu bang. [ 45 ]
Tại Đại học Oregon , Hoa Kỳ, một mô hình hành vi của GNH dựa trên việc sử dụng các từ ngữ tích cực và tiêu cực trong các bản cập nhật trạng thái mạng xã hội đã được Adam Kramer phát triển. [ 46 ]
Năm 2016, Thái Lan đã thành lập trung tâm GNH của riêng mình. [ 47 ] Cựu quốc vương Thái Lan, Bhumibol Adulyadej , là bạn thân của Quốc vương Jigme Singye Wangchuck và đã hình thành nên triết lý tương tự về nền kinh tế đủ đầy .
Tại Philippines , khái niệm GNH đã được nhiều nhân vật ca ngợi, đáng chú ý là thượng nghị sĩ Philippines và Nhà vô địch toàn cầu của Liên hợp quốc về khả năng phục hồi Loren Legarda , và cựu bộ trưởng môi trường Gina Lopez . Các dự luật đã được đệ trình lên Thượng viện và Hạ viện Philippines để ủng hộ Hạnh phúc quốc gia tổng thể tại Philippines. Ngoài ra, Giám đốc điều hành Trung tâm GNH của Bhutan, Tiến sĩ Saamdu Chetri, đã được các quan chức cấp cao tại Philippines mời tham dự Diễn đàn GNH. [ 48 ] [ 49 ] [ 50 ]
Nhiều thành phố và chính quyền khác đã nỗ lực đo lường hạnh phúc và phúc lợi (còn được gọi là "Vượt ra ngoài GDP" [ 51 ] ) kể từ Cuộc họp cấp cao năm 2012, nhưng không sử dụng các phiên bản chỉ số GNH của Bhutan. Trong số này bao gồm các chính quyền quốc gia của Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh [ 52 ] và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất [ 53 ] và các thành phố bao gồm Somerville, Massachusetts , Hoa Kỳ [ 54 ] và Bristol , Vương quốc Anh. [ 55 ] Ngoài ra còn có một số công ty đang triển khai các hoạt động bền vững trong kinh doanh lấy cảm hứng từ GNH. [ 56 ]
Phê bình
[ biên tập ]GNH đã được các nhà phê bình mô tả như một công cụ tuyên truyền được chính phủ Bhutan sử dụng để đánh lạc hướng khỏi cuộc thanh trừng sắc tộc và vi phạm nhân quyền mà họ đã gây ra. [ 57 ] [ 58 ]
Chính phủ dân chủ Bhutan bắt đầu từ năm 2008. Trước đó, chính phủ đã tiến hành thanh trừng sắc tộc ồ ạt đối với nhóm dân tộc Nepal không theo đạo Phật theo đạo Hindu nhân danh bảo tồn văn hóa GNH. [ 59 ] [ 60 ] Tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch đã ghi lại các sự kiện. [ 61 ] Theo Human Rights Watch, "Hơn 100.000 người hoặc 1/6 dân số Bhutan gốc Nepal và theo đạo Hindu đã bị trục xuất khỏi đất nước vì họ không muốn hòa nhập với nền văn hóa Phật giáo của Bhutan ." [ 62 ] Hội đồng Người tị nạn Úc tuyên bố rằng "thật phi thường và gây sốc khi một quốc gia có thể thoát tội khi trục xuất một phần sáu dân số của mình và bằng cách nào đó vẫn giữ được danh tiếng quốc tế của mình. Chính phủ Bhutan không nên được biết đến vì Hạnh phúc quốc gia mà là vì Sự đạo đức giả quốc gia ." [ 63 ]
Một số nhà nghiên cứu cho rằng triết lý GNH của Bhutan "đã phát triển trong thập kỷ qua thông qua sự đóng góp của các học giả phương Tây và địa phương vào một phiên bản dân chủ và cởi mở hơn. Do đó, có lẽ, tài liệu tham khảo lịch sử chính xác hơn là đề cập đến việc đúc kết cụm từ GNH như một sự kiện quan trọng, nhưng không phải là triết lý GNH của Bhutan, bởi vì triết lý được các học giả phương Tây hiểu khác với triết lý mà Nhà vua sử dụng vào thời điểm đó." [ 64 ] Quan điểm khác cho rằng GNH là một quá trình phát triển và học hỏi, chứ không phải là một chuẩn mực khách quan hoặc điểm kết thúc tuyệt đối. Bhutan mong muốn nâng cao hạnh phúc của người dân và GNH đóng vai trò là công cụ đo lường để hiện thực hóa khát vọng đó. [ 65 ]
Những lời chỉ trích khác tập trung vào mức sống ở Bhutan. Trong một bài viết năm 2004 trên tạp chí Economist , "Vương quốc Bhutan ở dãy Himalaya thực tế không phải là chốn bình yên trong truyện cổ tích. Đây là nơi sinh sống của khoảng 900.000 người, phần lớn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực". [ 66 ] Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2023, Bhutan đã tốt nghiệp từ Danh sách các quốc gia kém phát triển nhất của Liên hợp quốc lên Quốc gia đang phát triển [ 67 ] vì đã có những cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua về tiến bộ xã hội và kinh tế, bao gồm giảm mức độ nghèo đói, cải thiện tiêu chuẩn giáo dục và tuổi thọ. [ 68 ] [ 69 ] Những lời chỉ trích khác về GNH nêu ra "mức độ tham nhũng chính trị ngày càng gia tăng , sự lây lan nhanh chóng của các bệnh tật và những tai ương khác; chẳng hạn như AIDS và bệnh lao , bạo lực băng đảng , lạm dụng phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số, tình trạng thiếu lương thực/thuốc men và tai ương kinh tế". [ 70 ] [ 71 ]
Xem thêm
[ biên tập ]Tài liệu tham khảo
[ biên tập ]Chú thích
[ biên tập ]- ^ "Hiến pháp của Vương quốc Bhutan" (PDF) . Hội đồng quốc gia . Chính phủ Hoàng gia Bhutan. Lưu trữ từ bản gốc (PDF) ngày 16 tháng 5 năm 2017 . Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017 .
- ^ Revkin, Andrew C. (ngày 4 tháng 10 năm 2005). "Một thước đo mới về hạnh phúc từ một vương quốc nhỏ hạnh phúc" . The New York Times . ISSN 0362-4331 . Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021 .
- ^ "Những điều Bhutan hiểu đúng về hạnh phúc - và những điều các quốc gia khác có thể học hỏi" . Diễn đàn Kinh tế Thế giới . Ngày 25 tháng 10 năm 2021 . Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022 .
- ^ "Chỉ số hạnh phúc quốc gia của Bhutan | OPHI" . ophi.org.uk .
- ^ "BÁO CHỨNG TOÀN THƯ BERKSHIRE VỀ TÍNH BỀN VỮNG: CÁC PHÉP ĐO, CHỈ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH BỀN VỮNG" . GROSS NATIONAL HAPPINESSLS . Berkshire Publishing Group . Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2025 .
- ^ "Hạnh phúc: hướng tới cách tiếp cận toàn diện đối với phát triển: nghị quyết / được Đại hội đồng thông qua" . Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2017.
- ^ Bhutan (2012). "Định nghĩa một mô hình kinh tế mới: Báo cáo của cuộc họp cấp cao về phúc lợi và hạnh phúc" . Liên hợp quốc . Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2018 .
- ^ "Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua ngày 28 tháng 6 năm 2012 66/281. Ngày Quốc tế Hạnh phúc" .
- ^ Harris, Gardiner (ngày 4 tháng 10 năm 2013). "Chỉ số hạnh phúc? Nhà lãnh đạo mới của Bhutan thích những mục tiêu cụ thể hơn" . The New York Times .
- ^ Tobgay, Tshering (2016). "Quốc gia này không chỉ trung hòa carbon, mà còn âm carbon" . TED.com . TED . Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2018 .
- ^ "Theo đuổi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người,' Bộ trưởng Bhutan phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc" . Tin tức Liên hợp quốc. Ngày 3 tháng 10 năm 2015 . Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2018 .
- ^ Schultz, Kai (17 tháng 1 năm 2017). "Ở Bhutan, Chỉ số hạnh phúc là thước đo cho các tệ nạn xã hội" . New York Times . Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2018 .
- ^ Ura, Nghiệp; Alkire, Sabina; Zangmo, Tshoki; Wangdi, Karma (tháng 5 năm 2012). Phân tích mở rộng về chỉ số GNH (PDF) . Thimphu, Bhutan: Trung tâm Nghiên cứu Bhutan . Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017 .
- ^ Kế hoạch năm năm lần thứ mười: 2008–2013 (PDF) . Thimphu, Bhutan: Ủy ban Hạnh phúc Quốc gia Tổng thể – Chính phủ Hoàng gia Bhutan, Ngày xuất bản thực tế 25 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ từ bản gốc (PDF) ngày 8 tháng 3 năm 2014 . Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017 .
- ^ Ura, Karma (2008). "Hiểu về triết lý phát triển của hạnh phúc quốc gia". Phỏng vấn với Bhutan Broadcasting Service .
- ^ "Chào mừng đến với tác phẩm của CBS về Tổng hạnh phúc quốc gia!" . Tổng hạnh phúc quốc gia . www.grossnationalhappiness.com/. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2020 . Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017 .
- ^ "Tổng hạnh phúc quốc gia thể hiện tiềm năng toàn diện của tâm trí và cơ thể chúng ta: Dasho Karma Ura" . India Today .
- ^ Ura, Karma (2012). "Hướng dẫn ngắn gọn về Chỉ số hạnh phúc quốc gia gộp" (PDF) . Trung tâm nghiên cứu Bhutan .
- ^ Kent Schroeder, Chính trị của Tổng hạnh phúc quốc gia: Quản trị và phát triển ở Bhutan , Cham (Thụy Sĩ): Palgrave Macmillan, 2018, 27.
- ^ Chhewang Rinzin, Trên con đường trung đạo: Cơ sở xã hội cho sự phát triển bền vững ở Bhutan , Utrecht: Viện Copernicus, 2006, 3.
- ^ "Ủy ban Hạnh phúc Quốc gia" .
- ^ “Thành viên Ủy ban” . Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020 . Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018 .
- ^ "CÔNG CỤ KIỂM TRA GNH – Trung tâm GNH Bhutan" .
- ^ "GNH Tools" . Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2019 . Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018 .
- ^ Pennock, M; Ura, K (2011). "Hạnh phúc quốc gia tổng thể như một khuôn khổ đánh giá tác động sức khỏe". Đánh giá tác động môi trường . 31 (1): 61– 65. Mã tham khảo : 2011EIARv..31...61P . doi : 10.1016/j.eiar.2010.04.003 .
- ^ "Chỉ số hạnh phúc quốc gia của Bhutan. Phương pháp và kết quả minh họa" (PDF) . OECD.org .
- ^ Alkire, Sabina (tháng 11 năm 2008). "Chỉ số hạnh phúc quốc gia của Bhutan: phương pháp luận và kết quả" . Sáng kiến phát triển con người và nghèo đói Oxford (OPHI) .
- ^ "Kết quả khảo sát năm 2010" . Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2019 . Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018 .
- ^ "La bàn hướng tới một xã hội công bằng và hài hòa: Báo cáo khảo sát GNH năm 2015" (PDF) .
- ^ a bNhảy lên tới: "Hướng dẫn ngắn gọn về Chỉ số GNH" (PDF) .
- ^ a bNhảy lên tới: "Bhutan's Gross National Happiness Index" . Oxford Poverty and Human Development Index . Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2020 . Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018 .
- ^ Adler, Alejandro (2009). "Tổng hạnh phúc quốc gia ở Bhutan: Một ví dụ sống động về một cách tiếp cận thay thế cho sự tiến bộ" . Kinh nghiệm nghiên cứu tác động xã hội . 1 : 1– 137.
- ^ Musikanski, Laura (2014). "Hạnh phúc trong Chính sách công" . Tạp chí Thay đổi xã hội của Đại học Walden . 6 : 55–85 .
- ^ La bàn hướng tới một xã hội công bằng và hài hòa: Báo cáo khảo sát GNH năm 2015. Thimphu, Bhutan: Trung tâm nghiên cứu Bhutan & nghiên cứu GNH. 2016. ISBN 978-99936-14-86-9. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2020 . Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2017 .
- ^ Tại sao hạnh phúc dễ tôn thờ nhưng lại khó tạo ra , Tim Harford , Financial Times , ngày 1 tháng 3 năm 2019.
- ^ Politzer, Malia (ngày 22 tháng 7 năm 2020). "Hỏi & Đáp: 'Hạnh phúc quốc gia' có phải là chìa khóa để Bhutan thoát khỏi đại dịch không?" . Devex . Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020 .
- ^ "Quan hệ đối tác về Chỉ số Hạnh phúc" . Quỹ Victoria . Ngày 12 tháng 1 năm 2017.
- ^ Chatterjee, Rhitu (ngày 3 tháng 10 năm 2011). "Đo lường hạnh phúc ở Victoria, British Columbia" . pri.org .
- ^ "Susan Andrews" . SourceWatch . Trung tâm Truyền thông và Dân chủ. Ngày 5 tháng 5 năm 2012.
- ^ "Dự án thí điểm của GNH tại Brazil" . YouTube . Ngày 31 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021.
- ^ Musikanski, Laura (tháng 1 năm 2013). "Sáng kiến Hạnh phúc: Kinh doanh Nghiêm túc về Hạnh phúc" . Tạp chí Giải pháp . 4 : 34–39 .
- ^ Mastny, Lisa (17 tháng 11 năm 2011). "Thị trấn của bạn có cần một chỉ số hạnh phúc không?" . Giấc mơ mới .
- ^ Jaffe, Eric (25 tháng 11 năm 2011). "Seattle hạnh phúc đến mức nào?" . Bloomberg.com .
- ^ "WikiProgress Knowledge Base - Happiness Alliance" . WikiProgress.org . Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2019.
- ^ "Đo lường hạnh phúc: Vermont dẫn đầu" . Ngày 22 tháng 11 năm 2017.
- ^ Kramer, Adam (2010). "Một mô hình hành vi kín đáo của "hạnh phúc quốc gia"" . Biên bản Hội nghị SIGCHI về các yếu tố con người trong hệ thống máy tính . Chi '10. trang 287– 290. doi : 10.1145/1753326.1753369 . ISBN 9781605589299. S2CID 207178394 . Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017 .
- ^ "Trung tâm GNH Thái Lan" . Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2017.
- ^ Cañares-Yamsuan, Cathy (31 tháng 10 năm 2016). "PH cũng có thể có Hạnh phúc quốc gia tổng thể như thế nào" . inquirer.net .
- ^ "Tổng hạnh phúc quốc gia cho PH; vẫn cần FVR – Malacañang" . mb.com.ph . Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2016 . Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2018 .
- ^ "Chuyên gia hạnh phúc Bhutan phát biểu về 'Tổng hạnh phúc quốc gia'" . theguidon.com . Ngày 23 tháng 10 năm 2016.
- ^ "BRAINPOoL Final Report: Beyond GDP – From Measurement to Politics and Policy" (PDF) . Lưu trữ từ bản gốc (PDF) ngày 23 tháng 1 năm 2018 . Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018 .
- ^ "Đo lường phúc lợi quốc gia - Văn phòng Thống kê Quốc gia" . www.ons.gov.uk .
- ^ "Happy UAE" . Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2018 . Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018 .
- ^ "Cần tìm kiếm: Phản hồi khảo sát hạnh phúc Somerville - 2011, 2013, 2015" . data.somervillema.gov .
- ^ "Nhịp đập hạnh phúc" .
- ^ Tideman, Sander G. (2016). "Tổng hạnh phúc quốc gia: Bài học cho sự lãnh đạo bền vững". Tạp chí nghiên cứu kinh doanh toàn cầu Nam Á . 5 (2): 190– 213. doi : 10.1108/SAJGBR-12-2014-0096 .
- ^ Thapa, Saurav Jung (tháng 7 năm 2011). "Bhutan's Hoax: of Gross National Happiness" . Tạp chí Wave . Lưu trữ từ bản gốc vào ngày 13 tháng 7 năm 2011.
- ^ Arora, Vishal (25 tháng 4 năm 2014). "Thành tích nhân quyền của Bhutan thách thức tuyên bố 'Hạnh phúc'" . The Diplomat .
- ^ Bird, Kai (7 tháng 3 năm 2012). "The Enigma of Bhutan" . The Nation . Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2019 . Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018 .
- ^ "Những người dân bị lãng quên của Bhutan" . Al Jazeera. Ngày 30 tháng 5 năm 2014.
- ^ "Bhutan" . Tổ chức Theo dõi Nhân quyền .
- ^ Frelick, Bill (ngày 1 tháng 2 năm 2008). "Cuộc thanh trừng sắc tộc ở Bhutan" . Tổ chức Theo dõi Nhân quyền .
- ^ "Tin tức về người tị nạn: thông cáo báo chí - Hội đồng người tị nạn Úc" . www.refugeecouncil.org.au .
- ^ Correa, Mónica (tháng 5 năm 2017). "Lịch sử tổng hạnh phúc quốc gia" . Cổng nghiên cứu . doi : 10.13140/RG.2.2.18737.38243 .
- ^ Sander G. Tideman (2016), Tổng hạnh phúc quốc gia: Bài học cho Lãnh đạo phát triển bền vững Tạp chí Nghiên cứu kinh doanh toàn cầu Nam Á, Tập 5 Số 2 tr. 190 – 213
- ^ "Theo đuổi hạnh phúc" . The Economist . Ngày 16 tháng 12 năm 2004.
- ^ "Tình trạng tốt nghiệp của Bhutan | Cổng thông tin LDC - Các biện pháp hỗ trợ quốc tế cho các quốc gia kém phát triển nhất" . www.un.org . Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2024 .
- ^ "Bhutan - Thoát khỏi danh mục LDC" . www.wto.org . Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2024 .
- ^ UNCTAD, The Weekly Tradecast (ngày 4 tháng 4 năm 2024). "89. Tiến lên: Bhutan tốt nghiệp với vị thế là quốc gia đang phát triển của Liên hợp quốc nhưng các nước kém phát triển khác vẫn còn nhiều thách thức" . Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2024 .
- ^ Tạp chí Global South Development (21 tháng 7 năm 2013). "Tổng hạnh phúc quốc gia của Bhutan và những lời hứa sai lầm của nước này" .
- ^ "Tổng hạnh phúc quốc gia – Hạnh phúc ở Bhutan?" . Bhutan, 2008 và hơn thế nữa . Ngày 1 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2019 . Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018 .
Tài liệu tham khảo
[ biên tập ]- Adler Braun, Alejandro. Hạnh phúc quốc gia tổng thể ở Bhutan: Một ví dụ sống động về một cách tiếp cận thay thế cho sự tiến bộ , 24 tháng 9 năm 2009
- Khổng Tử. Luận Ngữ 13:16. Luận Ngữ: Tử Lộ - Dự Án Văn Bản Trung Quốc
- Diener, Ed và Robert-Biswas Diener. Hạnh phúc – Giải mã những bí ẩn của sự giàu có về mặt tâm lý . Oxford: Blackwell Publishing Ltd., 2008. 290 trang. ISBN 978-1-4051-4661-6 .
- Eric Zencey, "GDP RIP," New York Times, ngày 9 tháng 8 năm 2009 Ý kiến | GDPRIP
- Eric Ezechieli, "Vượt ra ngoài sự phát triển bền vững: Giáo dục vì hạnh phúc quốc gia tổng thể ở Bhutan" https://web.archive.org/web/20060906230028/http://suse-ice.stanford.edu/monographs/Ezechieli.pdf , Đại học Stanford, 2003
- Kammann, R (1984). "Phân tích và đo lường hạnh phúc như một cảm giác khỏe mạnh". Nghiên cứu chỉ số xã hội . 15 (2): 91– 115. doi : 10.1007/bf00426282 . S2CID 189879996 .
- Layard, Richard (2005), Hạnh phúc: Bài học từ một khoa học mới , Penguin Press, ISBN 0-14-303701-3
- Niestroy, Ingeborg; García Schmidt, Armando; Esche, Andreas (2013). "Bhutan: Mô hình quan trọng", trong: Bertelsmann Stiftung (ed.): Chiến lược chiến thắng cho một tương lai bền vững. Giải thưởng Reinhard Mohn 2013. Verlag Bertelsmann Stiftung, Gütersloh. trang 55– 80. ISBN 978-3-86793-491-6.
- Powdyel, TS "Tổng hạnh phúc quốc gia, một lời tri ân", Tổng hạnh phúc quốc gia, Kinga, Sonam, et al. (biên tập) (1999), Thimphu: Trung tâm nghiên cứu Bhutan
- Priesner, Stefan (2004), Bản địa và tính phổ quát trong khoa học xã hội: Phản ứng của Nam Á, Ấn phẩm SAGE, ISBN 0-7619-3215-1
- Schroeder, Kent (2018), Chính trị của Tổng hạnh phúc quốc gia: Quản trị và phát triển ở Bhutan , Cham (Thụy Sĩ): Palgrave Macmillan, ISBN 978-3-319-65387-7
- Thinley, L. (tháng 10 năm 1998). Giá trị và Phát triển: "Tổng hạnh phúc quốc gia." Bài phát biểu tại Hội nghị Thiên niên kỷ Châu Á và Thái Bình Dương, Seoul, Hàn Quốc.
- Tideman, Sander G. (2016), Hạnh phúc quốc gia gộp: Bài học cho Lãnh đạo phát triển bền vững, Tạp chí nghiên cứu kinh doanh toàn cầu Nam Á, Tập 5 Số 2 tr. 190 – 213
Liên kết ngoài
[ biên tập ]- Viện Quản lý Quốc tế – Nghiên cứu GHN có trụ sở tại Hoa Kỳ, sách trắng chính sách GNH
- Bhutan 2008 Bài ca ngợi nhà vua
- Báo cáo hạnh phúc thế giới
- Nadia Mustafa, "Thế còn Tổng Hạnh phúc Quốc gia?" , Time , ngày 10 tháng 1 năm 2005
- Rajni Bakshi , "Tổng hạnh phúc quốc gia" Lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008 tại Wayback Machine , Resurgence , ngày 25 tháng 1 năm 2005
- Nguồn:https://en.wikipedia.org/wiki/Gross_National_Happiness?fbclid=IwY2xjawJr1YpleHRuA2FlbQIxMAABHrKPxL2TE-u5fbz5p0LvJTJut3lQ0I4XQKlyMXWeuBHf3cRgg6VpfcwsKgdF_aem_XPr30G09jXyR9pS_DRKvrw