Giới thiệu về tôi

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

Một ngày ăn chay của người công giáo

 Nguồn:https://www.facebook.com/reel/607573348857632

TÌNH YÊU - DÒNG SÔNG (VŨ QUẦN PHƯƠNG)

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện
Đời sông như đời người trên sông
Đời anh quen với lũ với dông
Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy
Thuyền êm lướt khi sào va dưới đáy
Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi
Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi
Sông dạy anh cái cứng mềm của nước
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Con sông già có mặt nước trôi êm
Đáy sông phẳng nên sông thường thích ngủ
Anh muốn đi với dòng sông trẻ
Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em
Em có về với bãi cá, bãi chim
Nơi cá đẻ, nơi chim trời đến ở
Mát dưa hấu, thơm dưa hồng, dưa bở
Nơi tay người mang màu đất phù sa
Em có về nơi dông lũ đi qua
Nơi sông đẻ ra bờ xôi, bãi mật
Sóng nuôi bãi sức trăm đời, dư dật
Bãi nuôi người, người quấn quýt bên sông
Em yêu anh có yêu được như sông
Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng
Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác
Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông
Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông
Em có theo anh lên núi về đồng
Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến
Em có cùng lũ lụt với mưa dông
Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao
Anh tin em khi đứng mũi chịu sào
Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả
Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể
Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

Khám Phá Cốt Lõi Kinh Dịch: Từ Nguồn Gốc Đến Ứng Dụng Thực Tiễn

 Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=AYohzXd65Lk

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2025

Tinh Thần Nhân Chủ trong Trung Dung và Huyền Sử Việt Đông Lan

 Sách Trung Dung, cũng như Đại Học, nguyên trong bộ Lễ Ký. Đức Khổng Tử là bậc khéo xét mình, lúc nào cũng giữ cho tâm ý, lời lẽ và hành động được trung chính. Ngài thường đem những lẽ đạo ấy mà dậy cho các đệ tử. Trong các vị này, có ông Tăng Tử được sở truyền nhiều hơn cả. Tăng Tử truyền lại thuyết Trung Dung cho Tử Tư, cháu nội Đức Khổng Tử. Ông Tử Tư chép thành sách, có phụ thêm ý kiến mình.

     Trung Dung là kết tinh của Việt Nho. Sách Trung Dung rất nhỏ, chính kinh chỉ có 109 chữ, nhưng suy ra thì vô cùng tận vì sức tàng chứa của Trung Dung mông mênh như trời đất.

          Thiên Mệnh chi vị Tính.
          Suất Tính chi vị Đạo
          Tu Đạo chi vị Giáo.
          Đạo dã giả bất khả tu du ly dã;
          Khả ly, phi Đạo dã.
          Thị cố quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ,
          Khủng cụ hồ kỳ sở bất văn.
          Mạc hiện hồ ẩn; mạc hiển hồ vi
          Cố quân tử thận kỳ độc dã.
          Hỉ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi Trung
          Phát nhi giai trúng tiết, vị chi Hòa.
          Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã.
          Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt Đạo dã.
          Chí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.(6)

          = Mệnh Trời gọi là Tính.
          Noi theo Tính là Đạo.
          Sửa theo Tính gọi là Giáo.
          Đạo là Đạo không thể xa lìa giây phút;
          Xa lìa được thì không phải là Đạo.
          Vì thế người quân tử thận trọng ở chỗ không ai thấy được mình,
          Lo sợ khi không ai nghe được mình
          Không gì hiện rõ bằng cái ẩn tàng;
          Không gì tỏ rõ bằng cái tế vi.
          Cho nên người quân tử thận trọng khi ở một mình.
          Mừng, giận, sầu, vui chưa phát ra gọi là Trung
          Phát ra trúng tiết gọi là Hòa
          Trung là cái gốc lớn trong thiên hạ
          Hòa là chỗ Đạt Đạo Đến cùng cực của Trung
          Hòa trời đất An định Vạn vật được dưỡng nuôi.

     Thiên mệnh chi vị Tính.

      Thiên thường hiểu là Trời. Nhưng Trời đây không hiểu theo nghĩa vật lý, ông trời xanh xanh trên đầu. Thiên cũng không hiểu như một Thượng Đế có ngôi vị. Thiên cũng không là cái định mệnh ta không điều khiển được của hoàn cảnh. Thiên mở đầu sách Trung Dung là xác tín bản tính, chân tính, là nguyên lý tối cao của vũ trụ vạn vật, và đó chính là Thiên Tính của con người. Có thể nói, Nhân Tính là Thiên Tính, mà cũng là Nhiên Tính.

      Suất Tính Chi Vi Đạo.

     Cái Thiên Tính tự nhiên đã có sẵn trong người, nhưng không phải ai cũng cảm hiểu được, nó thường lu mờ, lung lạc. Con người muốn gìn giữ, thuận theo cái tính uyên nguyên, cái Thiên Tính của mình, đó là Đạo. Như thế, Đạo là con đường trở về bản tính, chân ngã. Đạo tương ứng với Tính nơi đây cũng như phương tiện với cứu cánh. Đạo là phương tiện để gìn giữ Tính. Vì đời xa lìa Tính mà có Đạo để hướng dẫn con người. Hay nói cách khác, Đạo là trợ duyên cho con người trở về bản Tính chân thực của mình.

     Tu Đạo Chi Vị Giáo.

    Con người theo Đạo để thấy (xin hiểu như là “Kiến”, tức là cái biết bằng trực giác, tâm tư, cảm nghiệm, hòa tan chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức) Tính, để sống như bản tính của Thiên Mệnh, không phải là chỉ theo Đạo bằng ý tưởng xuông. Việt Nho đặt nền tảng Tu Thân là thước đo mức độ thiết thực hiệu nghiệm của người theo Đạo. Giáo theo Việt Nho là sự tu học, học cái tri thức về Tính để rồi thực hiện bản tính, do đó Học giả cũng là Hành giả. Giáo ở đây không là giáo dục người, cải thiện nhân sinh bằng những đề án, chính sách của những ý và từ. Giáo ở đây Khởi Đầu và Quyết Liệt từ bước tu thân, sửa đổi, giáo dục chính bản thân mình. Bởi vậy Tăng Tử, cao đệ của Đức Khổng Tử mới nói rằng: “Mỗi ngày ta hãy xét mình ba điều này: Làm việc gì cho ai, ta có hết lòng hay chăng? Kết giao với bằng hữu, ta có giữ tín thật hay chăng? Đạo lý do thầy truyền dạy (Kinh Sách), ta có học tập chăng?”(Tăng tử viết: “ Ngô, nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ? Truyền, bất tập hồ?”(7a) – Học Nhi, Luận Ngữ q.1). Theo tinh thần Việt Nho, cá nhân không thể làm chính trị, không thể bàn chuyện giáo dục đời, khi chưa phát khởi tu Tâm, dưỡng Tính. Đó là sự tối quan trọng và nền tảng của Triết Lý An Vi. Trong thời đại mà sự chú ý vào việc sửa đổi ngoại cảnh đã được đề cập quá nhiều, và nếu chúng ta cứ tiếp tục chỉ bàn về cái ngọn, mà lơ là phần tài bồi gốc rễ, thì làm sao chúng ta phát huy được cái ý nghĩa thật sự của Chính, của Giáo, của Triết, làm sao mang Đạo vào Đời? Trí thức càng làm cho Đạo xa lìa đời khi cứ hướng ngoại mãi từ phương pháp đến mục đích. Đạo sẽ chan hòa nơi thân tâm người cảm nghiệm và cứ lan tỏa mãi ra rồi mới thực hiện được Lý Tưởng Giáo Dục và Kinh Tế cho đời. Vì, nếu không có Con Người Giác Ngộ, thì lấy ai xây đời đạo nghĩa? Lý tưởng dù tốt đẹp cách mấy cũng sẽ mai một, tiêu trầm đi nếu chưa có những con người tồn Tâm, dưỡng Tính, thủ đắc đạo lý, sống chết chẳng xa lìa. Thái hòa chỉ có khi có những con người trung chính, khi mỗi người là một viên gạch xây nền tảng an vui cho đời.

     Đạo dã giả bất khả tu du ly dã.

     Con người thực tâm cầu tìm Đạo để sửa mình và trở về sống với đúng bản Tính mình, thì không thể xa lìa Đạo dù chỉ một phút giây. Bởi vì nếu ta xao lãng giữ Đạo, tách lìa khỏi Đạo bất cứ giây phút nào, thì phần vật thể rất dễ xâm lấn làm sai lạc đường tu thân sửa mình. Giữ Đạo để sửa mình là một tác động tích cực, liên tục, gắn bó của cá nhân và Đạo thể. Nó đòi hỏi người hiểu Đạo phải có cái chân thật, dũng khí của thiện nhân. Do đó, Việt Nho đề cao đức hạnh của người quân tử, theo phạm trù tam tài là: Trí-Nhân-Dũng, mà cụ thể hơn nữa, theo ngũ hành là: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín. Đó là những mô thức của Tam Tài, Ngũ Hành đi vào đạo tu thân, người Trí thức Việt Nho sẽ Học và Hành song song trong suốt đời để trinh bền với Đạo.

     Khả Ly Phi Đạo Dã.

     Đạo mà con người có thể xa lìa được mà vẫn không lung lạc thì không phải là Đạo chân thực nữa. Người mà tách biệt khỏi Đạo thì Đạo cũng mất đất đứng mà người cũng chưa phải hoàn thiện là người. Người và Đạo như hai mặt của một thực thể. Người và Đạo trợ duyên nhau mà tồn tại. Người chứng nghiệm Đạo. Đạo làm sáng cái Minh Đức của người. Cho nên người xa đạo hay đạo xa người là chuyện thiếu sót của cả hai. Là khổ nạn của kiếp người, do đó không tu thân thì đạo cũng chẳng có thực hành được, mà cá nhân thì bơ vơ lạc lõng quanh quẩn nơi những bến cạn nông, nhỏ hẹp, giới hạn của những góc cạnh u tối của cuộc đời, không sao siêu vượt lên được những tầng trời vô biên của Thiên Lý nhiệm mầu.

     Thị cố quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ.

     Cho nên người quân tử thận trọng khi không ai thấy mình. Người quân tử nơi đây hiểu giản đơn như bất cứ người nào đang sửa mình theo Bản Tính. Hay có thể gọi là Trí Giả Việt Nho. Người quân tử sửa mình bằng cách chú ý, cẩn thận, kính tín, dù chỉ ở chỗ một mình, không ai thấy được những việc mình làm. Đức sửa mình của trí giả hay hành giả Việt Nho là đức tự trọng, giữ gìn nhân cách, không phải là chỉ giữ nhân cách trước mặt người khác. Tâm lý giữ mình dù chỉ có một mình nói lên cái đức chân thật, thành khẩn cao độ khi học tập đạo lý của người quân tử Việt Nho. Nếu Lễ là cung kỷ, kính tha (trọng mình, trọng người), thì đây là cung kỷ để tu dưỡng nội tâm, hướng về chân lý. Học giả là bậc chí thành, thực hiện bản tính mà cũng là thiên mệnh, giữ Lễ dù không ai thấy mình. Ôi! Lý tưởng đẹp đẽ làm sao, khi người quân tử tu thân. Thật thế, nếu người quân tử không tu sửa thân mình dù ở chỗ vắng lặng tịch nhiên, thì ai còn làm được việc cao quí này nữa? Không có kinh nghiệm về bước tu thân thiết thực và hiệu nghiệm này, thì lấy trí tuệ đâu mà chia sẻ với người? Cho nên, muốn từ của mình dùng không rỗng, muốn ý của mình đạt nhân tâm, muốn tham dự vào cuộc canh tân của tạo hóa, người quân tử không thể không nghĩ thật, làm thật, hiểu thật những điều sẽ giáo dục người. Thận trọng khi ở một mình, là điều kiện cần cho người quân tử thiết lập những bước tu thân thành thật đó.

     Khủng cụ hồ kỳ sở bất văn.

     Người quân tử Việt Nho cũng thận trọng khi không có ai nghe được mình. Đây chỉ là để nhấn mạnh thêm cái thực thà của người cầu đạo, là không giả dối, bề ngoài. Khi sống một mình, ở một mình, người học đạo sẽ chú ý đến cá tính để mà sửa cho đúng với thiên tính, tính mệnh, bản tính của con người bao la đại ngã. Cá tính là sự khởi đầu của mỗi người, nhưng đạo trợ duyên để con người đi xa hơn, vượt lên cái bé nhỏ của tiểu ngã để về đại ngã của bản tính. Lòng cầu học, chí tinh tấn sẽ chiến thắng những đường lực trì kéo con người khỏi cái ý chí của tu tâm dưỡng tính. Người trí thức Việt Nho thận trọng nơi đời sống nội tâm, khép mình trong một kỷ luật bản thân cao độ để vượt thoát chính mình, trong những giây phút chỉ có một mình.

     Cố Quân Tử Thận Kỳ Độc Dã.

     Trung Dung rèn luyện cho con người có đức tính thành thật cao độ, vì chính khi không ai thấy mình, không ai nghe mình được mà mình vẫn tu thân trong từng tâm ý, hành vi, đó mới thực là người có tinh thần sửa đổi theo Đạo Lý. Đó mới là người có đường lối tu thân thực sự. Tóm lại nơi đây, Trung Dung hướng dẫn cho người học đạo đức thành thật với chính mình. Cái đức thành thật là đầu mối cho việc sửa mình, sửa từng ý nghĩ cho giữ đạo Trung, xét nét với từng hành vi nhỏ nhặt của mình, sao cho mỗi ý phải là cái ý của Tâm Bình Quân, không nghiêng lệch của Đạo. Vì khi có một mình mới là lúc rảnh thì giờ, quay về nội tâm, tự phản tỉnh. Khi có một mình, là lúc thanh tĩnh, vắng lặng, gỡ bỏ những mầu mè, xã giao, lớp vỏ bề ngoài kềnh cơi xa Đạo, người quân tử tự xét mình về những việc đã nghĩ, đã nói, đã làm có đúng đường của Đạo chưa? Lúc có một mình là thời gian tốt nhất để tập trung mà hiểu mình. Đây là câu Trung Dung nhắc nhở người theo Đạo phải dọn tâm hồn thanh tịnh vắng lặng để thành tín với Đạo. Vì, thành tín mới đưa đến trọn-vẹn-hóa cá nhân để vươn lên về Tính Thể, mới có thể giúp người về với Đạo, mới tham dự được vào cuộc hóa sinh. Thành tín chính là điều kiện để Thành Tính. Kinh Dịch có câu: “Thành tính là cửa đi vào Đạo nghĩa ở đời” (Thành Tính tồn tồn, đạo nghĩa chi môn (7) – Hệ từ). Thật thế, nếu khi thành thật với mình, thì mới có thể thành thật với tha nhân, mới có thể cùng nhau giữ gìn giềng mối Đạo. Cho nên Đức Khổng Tử cứ căn dặn học trò “Hãy làm quân tử nho, đừng làm tiểu nhân nho”. (Tử vị Tử Hạ viết: ‘‘Nhữ vi quân tử nho; vô vi tiểu nhân nho”(30) – Ung Giã, Luận Ngữ q.3 ). Khi học đạo thánh hiền, người ta có thể có cái Trí, nhưng nếu không thực hiện Đạo, ngay chính nơi bản thân mình, thì đó là biết nho, nhưng là xử dụng nho để khoe cái trí, để trị người, nhưng không có cái Tâm chân thực của sự chí thành, nên Đức Khổng Tử gọi đó là tiểu nhân nho.

     Hỉ nộ ai lạc chi vị phát vị chi Trung.

     Trung là bản thể của Tính, có nghĩa là trung là điều hàm tàng chứa đựng trong bản thể con người. Chữ trung nói đến sự ở trung kín, sâu xa, là chỗ Chân Tính ở thể chưa thành hình, hay ở thể Tiên Thiên chưa bị hiện tượng hóa, ở thể Vô của Đạo. Tất cả những tâm tình mừng, giận, buồn, vui của con người đã có sẵn trong bản thể nên là Trung.

     Phát nhi giai trúng tiết vị chi Hòa.

     Khi Nội Tâm con người tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, cái hàm tàng sẽ xuất lộ thành hiện tượng, xúc cảm mừng giận buồn vui…tùy theo ngoại cảnh. Thế nhưng nhiều lúc con người không biểu lộ các cảm xúc một cách thích đáng, đôi khi thì bất cập, đôi khi thái quá, đôi khi cảm xúc lại phản nghịch ý chí thật sự của mình. Chữ trúng tiết tức là sự xuất lộ của các mối cảm xúc kể trên phải thích hợp với Đạo Trung trong từng lúc, từng cảnh. Điều này nói ra thường dễ, nhưng đi vào thực tế, rất khó mà kiểm soát sự thích hợp của các cảm xúc. Lý trí và ý chí cần phải đóng góp vào để kềm giữ sự bồng bột nhất thời của cảm xúc hoặc sự chậm chạp của thích ứng. Có thể nói, cảm xúc là tự nhiên. Mà sự thích hợp khi bộc lộ là công trình của giáo dục, của sự sửa đổi, điều chỉnh. Người quân tử Việt Nho khi sửa mình sẽ lo điều hợp các cảm xúc sao cho Tâm Đạo phát ra đúng tiết nhịp của cảnh không gian và điểm thời gian, thì đạt được mối Hoà cùng ngoại giới. Nghệ thuật điều hợp Nội Tâm và Ngoại Cảnh càng cao thì mối Hòa càng triển nở, độ lan toả càng rộng lớn, bao la. Đây là một công trình tu tập rất lớn, không chỉ một lần, vì cảnh đời thì đa đoan, chữ tùy nghi chở đạo là hành trình của cả một kiếp người. Nhưng như đã thưa ở trên, nếu người hiểu Đạo mà còn ngại chưa trọn vẹn dâng hiến cho Đạo Lý bằng “ từng bước từng bước thầm” thì lấy gì mà bảo chứng với người về cái cần thiết, đức dưỡng nuôi, nguồn đam mê, chân hạnh phúc, từ niềm Hòa Lạc Vô Biên của một đời theo Đạo?

     Trung dã giả thiên hạ chi đại bản dã.

     Như đã nói ở trên, đây chỉ là sự xác quyết một lần nữa cái gốc, cái rễ của tính thể của con người là Trung. Trung là cái Tâm Bình Quân, không nghiêng lệch, phẳng lặng, không giao động, không ý, không nghĩ, không tiếp, không xử. Có thể nói đó là cái Tâm như như bất động, cái Tâm Trống Không của Tuyệt Đối. Trung là Bản Thể Tâm Linh của Ngoại giới, là Thể Siêu Hình của cõi Hiện Tượng, là Tiềm Thức uyên áo của Nội Tâm. Khi Tâm động, ý xuất, ngôn lộ, thân hành… chỉ là sự vận động của Tâm Trung. Vạn sự vạn hữu trên đời đều bắt đầu từ sự vận động của đức trung đó, nên trung được gọi là bản gốc của muôn vật.

     Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã.

     Điểm cuối cùng con người cần đi đến là được mối giao Hòa của Nội Tâm, Tiềm Thức với Ngoại Cảnh, Ý Thức. Khi sửa mình để dằn lại các phản ứng của sự chưa chín chắn, sốc nổi, để chỉ bộc lộ những cảm xúc sâu chín, ý nghĩa thích hợp với thời gian và không gian nào đó, đó là sự thực tập bước khởi đầu đơn sơ hòa hợp giữa Nội và Ngoại, Hữu và Vô. Là tạo sự thích nghi với các hoàn cảnh, khi đó lòng người đạt được sự thoải mái, không khí xung quanh con người tu sửa đạo đức cá nhân thật sự là hòa bình. Chữ Hòa là bảo chứng của sự thích hợp, thích nghi của chữ Trung. Chữ Hòa là thông giao An bình của Nội Tâm và Ngoại Cảnh, Tiềm Thức và Ý Thức. Bất hòa là nội tâm và ngoại cảnh lâm cảnh mâu thuẫn, xung đột. Hòa đi với thuận thiên. Bất hòa đi với phản thiên. Vì Thiên lý không gì khác hơn là sự điều hòa chừng mực những đối lập, sự dưỡng nuôi các mâu thuẫn. Thiên đạo Thái Hòa, bất hòa là hủy diệt thiên tính, xáo trộn, phản nghịch đạo trời.

     Chí Trung Hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.

     Đi sâu đi mãi vào thế giới của Nội Tâm, vượt qua, vượt lên hết các tầng ngoại giới, vật thể cách biệt, phân chia của lý trí cá nhân, tâm hồn bé nhỏ của cái ta nhỏ bé riêng tư sẽ tiếp cận Tâm Thể Đại Đồng Bao La, đó là đã đạt được Chí Trung, chỗ cùng cực trung chính của lòng. Tới mức độ Trung ấy, tự nhiên tâm hồn ta mở ra một chân trời Mới, trời mới nên đất cũng mới, nên trời đất đã được ở yên nơi vị trí, đã được Tâm Thức Giác Ngộ An định. Khi Trời Đất đã yên vị nơi chính Trung, chính vị của nó, nên Đạo mới vào Đời, mới đặt nổi mối tương quan nơi các mâu thuẫn, đối kháng, mới giải quyết Hòa hợp được các phân biệt nhỏ bé, cục bộ của cái nhìn Lý Trí bằng cái nhìn Thống Nhất và Tòan Diện của Tâm Trung. Do đó, chính nhờ con người tiến mãi đến cùng cực của Đạo Trung thì mới đạt được mối Hòa vĩ đại giữa tất cả những mâu thuẫn, dị biệt của nội tâm cũng như ngoại cảnh. Hòa ta với người, Hòa tình với lý, Hòa quyền lợi và nghĩa vụ, Hòa tiềm thức với ý thức, Hòa tinh thần với vật chất, Hòa hữu hạn với vô biên…Muôn vật đều được bình yên vì được truy nhận và dưỡng nuôi, vì hai cột trụ Trời Đất được tịnh hành, bảo hợp nơi chốn Tâm Thể Vô Biên. Đó là cái diệu dụng của Chí Trung bảo chứng nơi sự Chí Hòa của vạn vật nơi nền Triết lý Nhân Chủ trong Trung Dung. Thêm nữa, Đạo Trung Dung của Người Quân Tử Việt Nho tuy rộng lớn mênh mông quán thông Thiên Địa nhưng cũng nhỏ bé riêng tư bình thường mà ai ai cũng cảm nhận được. Do đó Trung Dung có câu “Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí dã, sát hồ Thiên Địa”. (7a). (Trung Dung12). Đạo người quân tử khởi đầu tự quan hệ nam nữ tầm thường. Nó ở nơi hiện tượng vật thể với sức quyến hút và hòa hợp tự nhiên, nơi tâm ý của bất cứ sinh hoạt vợ chồng bình dị nào. Nhưng cũng từ khởi đoan trong mối tương quan hiện tượng ấy, chúng có thể trợ duyên cho đường về Bản Thể Nội Tâm, khai mở Tâm thức với sức Hội Tụ Mãnh Liệt của Nhu Cầu Thống Nhất Toàn Diện của mâu thuẫn nội tại, với sự Hòa Hợp Siêu Nhiên cùng Tính Thể Uyên Nguyên. Chỉ với cơ duyên và nỗ lực ấy, đạo Người Quân tử Việt Nho mới đi đến cùng đích Trung Tâm, mới rung cảm cùng tần số vĩnh cửu của vũ trụ, mới thực sự tháp cánh tiên nương mà bay bổng lên vòm trời Hạnh Phúc và An Lạc của Thái Hoà.

Ý nghĩa của Trung Dung

Nghĩa sách Trung Dung thật ra nằm ngay trên cái tên của sách. Trung ở Nội Tâm Bình Quân không vọng động, dung là chỗ diệu dụng của Thiên Lý nơi ngoại cảnh đa đoan. Hai chữ Trung Dung nói lên cái đặc tính Hợp đạo Nội và Ngoại của Tâm Thức con Người. Dung là đức dung hợp, hòa hợp, thông giao, tương quan với ngoại giới ở mức độ bình quân. Khi xử kỷ, tiếp vật, đối nhân, xử thế tới mức bao dung được mọi sự đối nghịch, hợp chứa được mọi sự xung khắc, thâu hóa được mọi ngược chiều, hòa giải được mọi sự dị biệt, đó là đã đạt chữ Dung. Dung đi với thông. Dung thông làm mọi việc không đi vào bế tắc, hủy diệt. Cho nên dung làm cho mọi vật được dưỡng, được nuôi, được sống còn. Vạn vật ngàn đời mãi mãi như thế. Dung thông của Đạo đưa người quân tử Việt Nho tham dự vào dòng sống bất tuyệt cùng vạn vật, cho nên mới cảm tâm ta là Tâm Vũ Trụ, vạn vật có đủ nơi mình. Phát tiết điều gì từ tâm hồn vũ trụ ấy, cũng hầu như ăn khớp đồng điệu với thời không. Hay nói cách khác, Trung Dung là tiết nhịp hòa điệu của con người cùng thời gian và không gian một cách tối hảo nơi đạo sửa mình. Tóm lại, Trung Dung đưa ra phương pháp kết hợp hai chiều kích của bản tính: con người có nhân tâm để thông hiểu Thiên Tính, tiếp nhận thiên tính, và thể hiện tính mệnh vào đời, sao cho những vuông vức góc cạnh nào cũng phải tiếp cận vòng tròn thiên mệnh. Phương pháp để điều chỉnh cho cái địa phương đa tạp tiếp cận thiên viên chân lý là do người học đạo phải tu thân, kính cẩn trong việc tu thân, trở về cái trung tâm bình quân của đạo thể tâm linh, rồi lấy lòng vũ trụ mà xử kỷ tiếp vật, chứ không còn dùng cái tiểu tâm, tiểu trí mà làm rối loạn đạo nữa. Qui Tâm để loại trừ động loạn, cảm lẽ vi tế của vũ trụ mênh mông. Nhân đó lại trợ duyên cho đức Thái Hòa muôn thuở, người quân tử đã kết hợp bản thể vật chất và thiên mệnh tâm linh nơi chính bản thân mình, đã thực hành trung dung tiểu ngã và đại ngã, cá nhân và vũ trụ hai chiều mầu nhiệm, mà mình là chứng nhân tín thật nhất, bảo chứng nơi sự tu thân một cách chân thành. Hay có thể nói cách khác, trí giả Việt Nho đã có một tinh thần Nhân Chủ cao độ trong việc tri Thiên, giữ đạo Trung, Hòa tan đạo vào đời. Hơn thế nữa trí giả Việt Nho còn có tính Nhân Chủ cùng cực khi xác tín sự Tu Dưỡng Nội Tâm mình là phương pháp Kết Hợp trời đất trong cảnh Thái Hòa bao la.

Huyền Sử Bánh Chưng Bánh Dầy –

  Triết Lý Nhân Chủ Tiên Thiên của Đạo Việt

Ngày nay lần mở những trang Huyền Sử xa xưa của Dân Tộc Việt, chắc chúng ta còn nhớ chuyện Bánh Dầy Bánh Chưng. Bánh Dầy Tròn tượng trưng cho Trời, bánh Chưng Vuông tượng trưng cho Đất. Công Tử Lang Liêu nghèo khó, không có phẩm vật cầu kỳ, trân cam mỹ vị nào dâng lên vua Hùng để cúng Tổ Tiên. Nhưng cuối cùng nhà vua lại chấm giải nhất  cho cặp bánh Tròn Vuông nọ, và truyền ngôi cho Lang Liêu . Triết Gia Kim Định đã giải thích  rằng sự truyền ngôi này chính là ý nghiã của Nhân Chủ.

 Ngôi vị cao cả là làm vua, nhưng  vua theo Minh Triết Việt là bậc trong thì là Thánh Triết ngoài mới làm vua, nên Trí Tuệ, Nhân Từ, có tấm lòng bao la vũ trụ,ở đây là biết  “Ăn Bánh Chưng Vuông và Bánh Dầy Tròn”, biết cùng thực hiện cái Minh Triết Vuông Tròn Hoà Hợp với đồng bào, nhân dân của mình..Nghiã là Cặp Bánh Vuông – Tròn tượng trưng cho Ý Thức Con Người, sinh hoạt trong cuộc đời vật thể nhưng vẫn tu dưỡng bản thân để tiếp cận  Vòng Tròn Tâm Linh của  Thiên Đạo.. Như vậy đây là Ý Thức Nhân Chủ Tiên Thiên mà Tổ Tiên ta đã truyền lại bao đời qua câu chuyện bánh dầy bánh chưng đơn sơ mà sâu sắc. Do đó, Đạo tối cổ của  dân tộc Việt chính là Nhân Đạo, Đạo Làm Người, Người với sứ mạng lớn lao là Hoà được cả hai chiều kích nền tảng của Trời và Đất tức là vô biên và hữu hạn, hay là Nhân Chủ vậy.

Hay nói cách khác, tinh thần Nhân Chủ  đã khai mở Tâm Thức Việt với Huyền Sử Bánh Dầy Bánh Chưng từ thuở các vua Hùng dựng nước, dựng nhà,  và sau này đã được công thức hoá thành mô thức Tam Tài Thiên- Địa- Nhân , sáng rỡ trong đạo lý Trung Dung mà Khổng Tử đã truyền lại cho đệ tử viết thành sách và trở thành một trong 4 quyển lưu danh gọi là “ Tứ Thư”.

Đông Lan

Nguồn:https://minhtrietviet.net/tinh-than-nhan-chu-trong-trung-dung-va-huyen-su-viet/?fbclid=IwY2xjawIrQ_dleHRuA2FlbQIxMQABHXpbXkG-6UA1NpWPtpkuY6hwcHL3PUeVX6AkFueKa_TSya0zYUIp4Nb9Rg_aem_WYBQ7oQh4xZqT0Q3CZviLg

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2025



 Thiền Osho là một loại hình nghệ thuật thiền định xuất phát từ một người đàn ông được gọi là Osho. Vị đạo sư này đã phổ biến trong suốt nửa sau của những năm 1900 và đầu của thế kỷ XXI. Ông được coi là nhà lãnh đạo của “phong trào Rajneesh” và sự phát triển của lối sống tập trung vào phát triển con người.

Osho là ai?

Osho tên thật là Chandra Mohan Jain (1931 – 1990), là một nhà triết học, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ nổi tiếng thế giới và là lãnh đạo của phong trào Rajneesh. Ông cực lực phản đối các tôn giáo có tổ chức và các hệ thống quyền lực liên quan. Ông xem hầu hết các niềm tin tôn giáo là mê tín dị đoan che giấu sự thật về sự giác ngộ. Quan điểm của ông có tác động lớn đến tư duy thời đại mới của phương Tây và phản văn hóa kế thừa từ những năm 1960.

Ông cho rằng thiền không chỉ là một liệu pháp thực hành mà còn là một trạng thái duy trì nhận thức trong từng thời điểm. Một trong những kỹ thuật thiền nổi tiếng nhất của ông là “thiền động” (hay thiền chủ động).

osho
Nhà triết học, bậc thầy tâm linh Osho

Thiền Osho là gì?

Thiền theo Osho là một trạng thái tự nhiên của bản thể, một trạng thái đã mất đi và có thể được tìm lại với niềm vui lớn. Thiền Osho đại diện cho một khám phá cho những ai, không có sự phân biệt, nỗ lực, cố gắng nhìn vào bên trong chính mình. Loại thiền này không phải là một bước phức tạp cũng không phải là một thực hành thần bí.

Theo Osho, thiền định “vượt ra ngoài tâm trí”,  đi vào một giai đoạn hoàn toàn tự hiện diện trong đó đạt đến sự tĩnh lặng một cách có ý thức. Ông nhấn mạnh rằng thiền không thể được giải thích hoặc mô tả một cách toàn diện, mà nó như một trải nghiệm trong đó tâm trí và tất cả các suy nghĩ logic (bao gồm cả ngôn ngữ) được siêu thoát.

Việc thực hành thiền Osho không nhất thiết phải bao gồm những suy nghĩ tâm linh hay tôn giáo, và không thể bị ép buộc bởi một hành động ý chí, mặc dù nó là một kỷ luật, nhưng trạng thái “vô tâm” này chỉ đơn giản là cần tự thể hiện ra một cách tự nhiên. Đó giống như tâm trí của đứa trẻ đang say sưa ngắm nhìn những kỳ quan của thế giới; đó là tâm hồn ngây thơ lần đầu tiên đối mặt với vũ trụ và chiêm nghiệm về nó.

Những cuốn sách về thiền Osho

Cho đến hiện nay, sách của Osho được dịch lại với hơn 60 thứ tiếng và có mặt ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến bộ sách Osho gồm 8 cuốn:

  • Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong
  • Hạnh phúc tại tâm
  • Thân mật – Cội nguồn của hạnh phúc
  • Đạo – Con đường không lối
  • Can đảm – Biến thách thức thành sức mạnh
  • Từ bi
  • Trò chuyện với Vĩ nhân
  • Yêu – Being in Love

Hướng dẫn thực hành thiền Osho?

Một trong những khía cạnh thú vị nhất trong công việc của Osho nằm ở việc ông sẵn sàng gạt bỏ sự cứng nhắc của các thực hành về thiền hoặc sự khắc khổ của một số triết lý để đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của con người hiện đại trong xã hội ngày này.

Theo Osho, kỹ thuật đặc biệt quan trọng nhất của thiền là trở thành “người quan sát tâm trí” chỉ với 5 bước sau:

Bước 1: Tìm một nơi bạn cảm thấy thoải mái và yên tĩnh. Nó không nhất thiết phải là một căn phòng hoặc nơi nào bắt buộc, có thể là một nơi trong ngôi nhà của bạn, hoặc trên bãi biển hay ngay giữa rừng xanh – nơi bạn không bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu hoặc những áp lực của môi trường xung quanh.

Bước 2: Chọn vị trí ngồi ổn định và một tư thế ngồi phù hợp mà vẫn đặt sự thoải mái là ưu tiên hàng đầu cho bạn. Hãy đảm bảo rằng, dù ngồi trên ghế chân buông thõng hay ngồi khoanh chân hoặc thậm chí là ngồi kiết già, bạn cũng phải giữ cho tư thế đó được duy trì suốt quá trình hành thiền. 

Bước 3: Từ từ nhắm mắt lại kết hợp với bài tập thở ổn định, nhịp nhàng; hít vào thật sâu, chậm rãi và nhẹ nhàng thở ra. Lặp lại việc hít thở từ 3 lần trở lên để bình tâm hơn và thanh thản hơn.

Bước 4: Lúc này, hãy hóa thân là người quan sát tâm trí, tách biệt bản thân ra khỏi tâm khí. Từ từ quan sát, ngắm nhìn những dòng chảy của nội tâm, của cảm xúc, suy nghĩ mà không nghị luận hay bàn tán bất cứ điều gì về chúng, tất cả chỉ là sự quan sát, lắng nghe, thấu hiểu..

Bước 5: Giữ trạng thái tốt của bạn được duy trì thường xuyên. Chìa khóa của việc thực hành thiền là bạn cần thực hành thường xuyên trong một thời gian dài để cảm nhận hiệu quả của nó rõ nhất. Bạn không cần 1 tuần thiền 2 tiếng mà đơn giản chỉ cần mỗi ngày thiền 10 – 15 phút là đủ.

Hướng dẫn thực hành thiền osho
Hướng dẫn thực hành thiền osho

Một số quan niệm trong thiền Osho

Osho nói rằng chìa khóa của thiền là học cách để trống rỗng, bất chấp những gì bạn có thể nghĩ, cần rất nhiều can đảm.

“Khi mọi người đến gặp tôi và hỏi: “Làm thế nào để học  thiền?”. Tôi nói với họ: “Bạn không cần phải hỏi làm thế nào để thiền, chỉ cần hỏi làm thế nào để luôn bận rộn. Thiền diễn ra một cách tự phát. Sau đó, bạn không làm gì và thiền sẽ tự phát triển mạnh mẽ. ‘

“Khi bạn không làm gì, năng lượng di chuyển về phía trung tâm, nó sẽ hướng về trung tâm. Khi bạn làm điều gì đó, năng lượng sẽ di chuyển. Làm là một lối thoát. Không làm là một cách di chuyển.

Thiền bắt đầu với việc tách rời khỏi tâm trí, với việc trở thành một người quan sát. Đây là cách duy nhất để phân biệt bạn với bất cứ điều gì. Nếu bạn nhìn vào ánh sáng, tất nhiên có một điều chắc chắn: bạn không phải là ánh sáng, bạn là người nhìn vào nó. Nếu bạn ngắm hoa, một điều chắc chắn: bạn không phải là hoa, bạn là người thưởng ngoạn

Tìm hiểu thêm: Thiền là gì? Thực hành thiền như thế nào?

thien

Giám sát là chìa khóa của thiền định. Hãy quan sát tâm trí của bạn. Không làm gì cả – không lặp lại thần chú, không lặp lại tên của vị thần – chỉ cần quan sát tâm trí làm gì. Đừng quấy rầy nó, đừng ngăn cản nó, đừng đàn áp nó, bạn chỉ là một người quan sát và điều kỳ diệu của việc quan sát là thiền định. Khi bạn quan sát, tâm trí dần trở nên trống rỗng với những suy nghĩ, nhưng tâm trí bạn không ngủ, bạn trở nên tỉnh táo hơn, ý thức hơn.

Khi tâm trí trở nên hoàn toàn trống rỗng, tất cả năng lượng của bạn sẽ trở thành ngọn lửa thức tỉnh. Ngọn lửa này là kết quả của thiền định. Vì vậy, bạn có thể nói rằng thiền là một tên gọi khác của sự quan sát, sự làm chứng, không phán xét, không đánh giá.

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu những vấn đề khác xoay quanh lĩnh vực thiền, hãy tham khảo các bài viết khác của Thiền Việt.

Nguồn:https://thienviet.edu.vn/thien-osho/?fbclid=IwY2xjawIp8YJleHRuA2FlbQIxMAABHUsmEY4neijF8daMeOgc3g2CmytrNI14DodjlKxXudPzuuX6L-VmLezOdw_aem_-wUd7qtbpBc7YWLMn4Cthw

 Một hôm, Nhan Hồi được Khổng Tử giao cho việc nấu cơm. Trong lúc Khổng Tử đang đọc sách thì nghe thấy tiếng ‘cộp’ dưới bếp vọng lên, ông liếc mắt xuống nhìn thì chứng kiến cảnh học trò của mình từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ rồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh và từ từ đưa cơm lên miệng.




Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài và ngửa mặt lên trời mà than rằng:

‘Chao ôi! Học trò xuất sắc nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói’!

Một lát sau cơm canh đã chín, học trò Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Trước khi ăn Khổng Tử nói rằng: ‘Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?’.

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: ‘Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch’.
Khổng Tử hỏi: ‘Tại sao?’

Nhan Hồi thưa: ‘Khi cơm chín con mở vung ra xem thử đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm.

Con nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi… nhưng lại nghĩ cơm thì ít, huynh đệ lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, huynh đệ hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả huynh đệ, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả huynh đệ.

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi… bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và… thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ’!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: ‘Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ’!

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2025

Nhàn Lên Đỉnh Núi Hoa Hàn Sơn (寒山; Hanshan)

Mai Công Lập dịch

Nguồnhttps://www.facebook.com/photo/?fbid=3534252836868494&set=a.1428440067449792
 

Cao sơn lưu thủy Đàn tranh (高山流水) Điển tích Bá Nha-Tử Kỳ

 Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=-yFaV1tVon0

Bức tượng trên ban công một trong những tiệm sách lâu đời và danh tiếng nhất ở Nantes, Pháp

 


Giữa lòng thành phố Nantes, Pháp, trên ban công của hiệu sách Librairie Coiffard, một bức tượng đầy ý nghĩa xuất hiện như một lời nhắc nhở mạnh mẽ về giá trị của tri thức và tự do.


Bức tượng khắc họa một người đàn ông trẻ, ngồi trên lan can với quyển sách mở ra trước mặt. Cổ chân anh vẫn còn vương xiềng xích, nhưng ánh mắt và tâm trí lại tràn đầy sự tự do khi đắm mình vào những trang sách. Xung quanh anh, những chú chim nhỏ – biểu tượng của hy vọng và giải phóng – đậu trên đầu, trên vai và trên quyển sách, như thể tri thức chính là đôi cánh giúp con người vượt thoát khỏi những ràng buộc của cuộc đời.

Bức tượng không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật trang trí mà còn mang trong mình một thông điệp sâu sắc: "Tri thức có thể giải phóng con người khỏi xiềng xích của sự ngu dốt, áp bức và định kiến." Trong lịch sử, sách vở luôn là công cụ giúp nhân loại khai sáng, mở ra con đường đi đến tự do thực sự – không chỉ về thể xác mà còn về tâm hồn và tư tưởng.

Sự tương phản giữa sợi xích trên chân và đôi cánh vô hình của tri thức là một điểm nhấn đầy ấn tượng. Người đàn ông trong tác phẩm có thể vẫn bị trói buộc về thể xác, nhưng tâm trí anh đã bay cao, vượt xa khỏi mọi ràng buộc hữu hình.

Hiệu sách Librairie Coiffard là một trong những tiệm sách lâu đời và danh tiếng nhất tại Nantes, và bức tượng này càng làm cho nơi đây trở thành một điểm đến đặc biệt, thu hút những ai yêu thích văn hóa, nghệ thuật và tri thức. Giữa nhịp sống hối hả, bức tượng như một lời nhắc nhở đầy sức mạnh: Hãy đọc sách, hãy học hỏi, vì đó là cách chúng ta tìm thấy tự do thực sự.

Nếu có dịp ghé thăm Nantes, đừng quên dừng lại trước hiệu sách Coiffard và chiêm ngưỡng bức tượng đầy cảm hứng này!

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2025

MUÔN MẶT CỦA YÊU THƯƠNG - TS. Hà Vĩnh Thọ

 Sách được tặng kèm “Nhật ký Muôn mặt của yêu thương” tại: https://shop.thaihabooks.com/muon-mat-cua-yeu-thuong

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tình yêu lại là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học, nghệ thuật và khoa học? "Muôn mặt của yêu thương" được viết bởi TS. Hà Vĩnh Thọ sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá những khía cạnh đa dạng của tình yêu – từ tình thân, tình bạn, đến tình yêu vô điều kiện.
Cuốn sách không chỉ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về những mối quan hệ trong cuộc sống mà còn hướng dẫn bạn cách nuôi dưỡng tình yêu để đạt được hạnh phúc và sự cân bằng.
🌟 Phân tích 8 dạng thức tình yêu, từ tình thân đến tình yêu vô điều kiện, giúp bạn thấu hiểu sự phong phú và phức tạp của các mối quan hệ trong đời sống.
🌟 TS. Hà Vĩnh Thọ mang đến một cái nhìn toàn diện, kết nối tình yêu với các quan điểm triết học, tâm linh, và nghiên cứu khoa học thần kinh, làm sáng tỏ bản chất của tình yêu và hạnh phúc.
🌟 Cuốn sách không chỉ lý thuyết mà còn cung cấp các phương pháp thực hành giúp bạn phát triển tình yêu với bản thân và người khác, dẫn đến cuộc sống an lạc và viên mãn hơn.
✍️ Hãy để cuốn sách này trở thành cẩm nang dẫn lối bạn vào hành trình xây dựng các mối quan hệ: https://shop.thaihabooks.com/muon-mat-cua-yeu-thuong