Thế giới tự nhiên có một “Internet ngầm” mà rất ít người biết đến. Và nó kỳ diệu hơn bất cứ điều gì con người từng tạo ra.
Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025
Thế giới tự nhiên
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2025
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2025
Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2025
Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2025
10 NGÀY GIẢ ĐIÊN - HÀNH TRÌNH DẤN THÂN ĐI TÌM CÔNG LÝ
10 NGÀY GIẢ ĐIÊN - HÀNH TRÌNH DẤN THÂN ĐI TÌM CÔNG LÝ
Nellie Bly – nữ phóng viên trẻ tuổi – đã dấn thân vào cuộc phiêu lưu không tưởng khi giả điên để bước chân vào bệnh viện tâm thần Blackwell. Không phải như một người khách, mà là một bệnh nhân thực thụ. Với sự táo bạo và lòng quyết tâm, cô đã thành công qua mặt bốn chuyên gia giám định tâm thần, được kết luận là "vô phương cứu chữa," và cuối cùng, bị đưa vào bệnh viện đúng như kế hoạch.
Bên trong, Nellie chứng kiến một thế giới khắc nghiệt đến tột cùng: bệnh nhân phải sống trong cảnh đói khát, lạnh lẽo, bị đối xử tàn nhẫn và thậm chí phải chịu những hình phạt vô nhân đạo. Từng trải nghiệm cay đắng của cô đã được ghi lại tỉ mỉ, và khi các bài báo được đăng tải, cả xã hội chấn động. Những bí mật đen tối trong bệnh viện tâm thần Blackwell bị phơi bày khiến các cơ quan chức năng phải vào cuộc, đóng cửa bệnh viện, kỷ luật nhân viên y tế và buộc phải thiết lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân tâm thần. Từ đó, điều kiện chăm sóc ở các cơ sở y tế cũng dần được cải thiện.
Hành trình này đã làm nên tên tuổi của Nellie, không chỉ như một nhà báo tài năng mà còn như một người tiên phong của loại hình báo chí nhập vai – một phương pháp không chỉ kể chuyện mà còn thay đổi xã hội.
Cuốn sách “Mười Ngày Giả Đi"ên trong Trại Tâm Thần” ghi lại sinh động hành trình của Nellie, đưa người đọc vào những giây phút căng thẳng và xúc động cùng cô. Năm 2012, Time đã tôn vinh đây là một trong mười thí nghiệm mạo hiểm nhất trong văn chương, và giờ cuốn sách đã có mặt tại Việt Nam, chờ đợi độc giả khám phá. Đáng để thử nhen!
https://www.facebook.com/photo/?fbid=565371196249241&set=a.131428209643544
Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025
Lãnh đạo vĩ đại không cần danh xưng
Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2025
Kẻ thù ta đâu có phải là người
(Saigon-1965)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta mang áo mầu chủ nghĩa
Kẻ thù ta mang lá bài tự do
Mang cái vỏ thật to
Mang cái rổ danh từ
Mang cái mầm chia rẽ chúng ta (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Người người ơi thương xót người nhỏ bé
Người người ơi thương xót người ngây thơ
Thương xót người bị mua
Thương xót người bị lừa
Thương xót người thương xót ta (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta trong mắt thèm lơ láo
Kẻ thù ta trong góc đầu tự kiêu
Trong cõi lòng quạnh hiu
Trong óc hẹp tiêu điều
Trong giấc mộng xâm chiếm nhau (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nẵm đây nẵm ngay ở mỗi ai
Người người ơi yêu mến người mãi mãi
Người người ơi yêu mến người không nguôi
Yêu mến người đầy vơi
Yêu mến người đêm ngày
Yêu mến người ta nắm tay (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai !
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2025
LỜI NHẮN CHO CON
Cha chẳng biết nhiều về chữ nghĩa đâu con
Khi trí thông minh không còn là sự tích lũy
Chúng ta thường nghĩ rằng trí thông minh là kết quả của sự học hỏi và tích lũy từ kiến thức sách vở, kinh nghiệm sống đến những bài học sau mỗi lần thất bại. Nhưng Krishnamurti đặt ra một câu hỏi khiến không ít người đọc phải trăn trở: Liệu trí thông minh có thực sự đến từ sự tích lũy, hay chỉ xuất hiện khi tâm trí hoàn toàn tự do?
Trong xã hội hiện đại, phần lớn chúng ta sống với một tâm trí bị điều kiện hóa. Những niềm tin, giá trị, quan điểm được hình thành qua gia đình, giáo dục và môi trường dần tạo nên một chiếc lồng vô hình giam cầm tư duy. Ta nhìn thế giới không bằng đôi mắt mới mẻ, mà qua lăng kính của quá khứ đó là so sánh, phán xét và cả nỗi sợ hãi. Chính sự bám víu vào những điều đã biết khiến trí thông minh bị bóp nghẹt. Theo Krishnamurti, một tâm trí minh mẫn không phải là một tâm trí chứa đầy thông tin, mà là một tâm trí linh hoạt, cởi mở, có khả năng quan sát và không bị định kiến chi phối.
Tương tự, thiền - thứ mà nhiều người xem là con đường dẫn đến giác ngộ cũng đã bị hiểu sai và lạm dụng. Ngày nay, thiền thường được xem như một công cụ để đạt đến sự tĩnh lặng, kiểm soát tâm trí, thậm chí chạm tới một trạng thái "cao hơn". Nhưng Krishnamurti chỉ ra rằng chính sự tìm kiếm này đã khiến thiền trở thành một hành động mang tính cưỡng ép. Khi ta thiền với kỳ vọng đạt đến một trạng thái đặc biệt, ta vẫn đang vận hành từ cái tôi, từ ham muốn kiểm soát. Và như thế, ta không thực sự thiền.
Thiền, theo Krishnamurti, không phải là một kỹ thuật hay phương pháp, mà là khả năng nhận thức trọn vẹn những gì đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại. Một chiếc lá rơi, một làn gió thoảng qua, một âm thanh vang vọng - nếu ta lắng nghe mà không đặt bất kỳ kỳ vọng hay phân tích nào, đó chính là thiền. Nó không có mục tiêu, không có hệ thống, mà là một trạng thái của tỉnh thức.
Trí thông minh cũng vậy. Xã hội đo lường nó bằng chỉ số IQ, bằng thành tích, bằng khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là sản phẩm của tư duy phân tích, logic. Krishnamurti nhấn mạnh rằng trí thông minh thực sự không phải là công cụ để đạt được điều gì, mà là một trạng thái tỉnh thức tự nhiên. Nó xuất hiện khi tâm trí không còn bị trói buộc bởi sợ hãi, hay những vấn đề trong quá khứ, mà hoàn toàn hòa nhập với thực tại.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách giúp bạn nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn khác, Đánh thức trí thông minh của Krishnamurti là một lựa chọn đáng để trải nghiệm. Không có câu trả lời sẵn có, không có công thức để làm theo - chỉ có những câu hỏi đủ mạnh để khiến bạn phải suy ngẫm sâu sắc về chính mình.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1111843507653034&set=a.650885847082138
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2025
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2025
ĐỪNG SỢ BẮT ĐẦU LẠI!
1. Đời người chỉ có một, sống sao cho đáng. Đừng sợ phải bắt đầu lại, hãy ngồi xuống hít thở thật sâu, nạp đầy năng lượng, lấy đủ can đảm rồi tiếp tục bước đi.2. Đừng sợ hãi phải bắt đầu lại từ đầu bởi đó là cơ hội để bạn có thể xây dựng một thứ còn tuyệt vời hơn.
3. Sâu bướm chỉ có thể hóa thân thành con bướm tuyệt đẹp khi nó tưởng chừng như mọi thứ đã kết thúc.
4. Sức mạnh không chỉ nằm ở khả năng chống chịu, mà còn là năng lực để bắt đầu lại.
5. Những gì đang đến luôn tốt hơn những gì đã mất.
Pv/ Đức Minh
[TRÍ KHÔN NGÔN NGỮ]
Năng lực ngôn ngữ chính là trí khôn nói chung – năng lực trí tuệ nói chung – năng lực này dường như được chia sẻ rộng rãi nhất và dân chủ nhất ở con người. Các nhà văn, nhà thơ là ví dụ chỉ dẫn đáng tin cậy hoặc như một sự dẫn nhập thích hợp vào lĩnh vực trí khôn ngôn ngữ. Nhà thơ đã phát triển khả năng ngôn ngữ ở mức độ xuất sắc nhất, người dùng ngôn ngữ “thượng hạng”. Vậy, nếu không phải những người đang làm văn, làm thơ, thì còn cách sử dụng ngôn ngữ quan trọng nào khác? Tác giả chọn ra 4 mặt của hiểu biết ngôn ngữ đã chứng tỏ tầm quan trọng rõ rệt trong xã hội loài người, gồm: (1) Mặt tu từ của ngôn ngữ – là khả năng dùng ngôn ngữ để thuyết phục người khác trong quá trình hành động; (2) Có tiềm năng ghi nhớ ngôn ngữ – khả năng sử dụng công cụ giúp chúng ta ghi nhớ thông tin. (3) Vai trò của ngôn ngữ trong giải thích. Hầu hết việc dạy và học đều diễn ra thông qua ngôn ngữ – vào một thời điểm nào đó thì chủ yếu thông qua những hướng dẫn bằng lời nói, còn giờ đây thì ngày càng thông qua ngôn từ dưới hình thức chữ viết. (4) Có tiềm năng của ngôn ngữ để diễn giải chính những hoạt động của ngôn ngữ – khả năng dùng ngôn ngữ để suy tư về ngôn ngữ, để tham gia vào phân tích “siêu ngôn ngữ”.
Trong những tháng đầu tiên, tất cả trẻ em đều phát ra những âm thanh có trong kho tàng ngôn ngữ xa xôi với tiếng mẹ đẻ. Nhưng từ năm thứ hai, hoạt động ngôn ngữ đã khác đi, nó bao hàm việc phát ra có nhấn âm những từ đơn. Em bé lên ba thì phát ra được những dãy tiếng với độ phức tạp cao hơn đáng kể, kể cả những câu hỏi. Lên bốn hoặc lên năm, đứa trẻ đã sửa được những sự không phù hợp về cú pháp và có thể nói năng khá lưu loát theo cú pháp gần giống với người lớn. Các kỹ năng ngôn ngữ của đứa trẻ lên bốn hoặc lên năm có thể khiến cho mọi phần mềm lập trình ngôn ngữ phải xấu hổ. Ngay cả những nhà ngữ học tài giỏi nhất thế giới cũng không thể viết ra được những quy tắc mô tả được hình thức (và các nghĩa) của những lời lẽ con trẻ nói ra.
Mọi trẻ em bình thường, và kể cả trẻ em chậm phát triển, đã học ngôn ngữ theo sơ đồ được hình thành đại cương, thông thường trong một vài năm. Quá trình cú pháp và quá trình ngữ âm dường như mang tính chất đặc biệt, có lẽ chỉ riêng loài người mới có và chúng phát triển mà tương đối ít cần đến những yếu tố trợ giúp từ môi trường. Cú pháp và ngữ âm nằm gần hơn với lõi trí khôn ngôn ngữ trong khi ngữ nghĩa và dụng pháp thì có cả sự đóng góp của các trí khôn khác (chẳng hạn như trí khôn logic-toán hoặc những trí khôn cá nhân).
Về bộ não và ngôn ngữ, các tài liệu cho thấy, hai bán cầu não không giống hệt nhau về mặt giải phẫu, và với đại bộ phận các cá nhân thì các vùng ngôn ngữ tại các vùng thùy thái dương trái đều lớn hơn các vùng tương ứng tại các vùng thùy thái dương bên phải. Điều dường như là độc nhất vô nhị ở con người nằm ở sự tồn tại của bộ máy phát âm trên thanh quản có khả năng tạo ra sự cấu âm rành rọt và sự tiến hóa của cơ chế thần kinh để tạo ra lời nói nhanh chóng. Mặc dù ngôn ngữ có thể được truyền đạt bằng cử chỉ và qua viết, song tại cốt lõi thì nó vẫn tiếp tục là sản phẩm của bộ máy phát âm và một thông báo đến tai con người. Biết được sự tiến hóa của ngôn ngữ người và sự đại diện phổ biến của nó trong não người có thể sẽ lạc ra khỏi mục tiêu rất nhiều nếu nó đánh giá thấp mối liên hệ trọn vẹn giữa ngôn ngữ người và bộ máy nghe – nói.
(Cơ cấu trí khôn, Howard Gardner)
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1055650559928028&set=a.545015787658177
JEAN-JACQUES ROUSSEAU: QUYỀN TỐI CAO LÀ LINH HỒN CỦA KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
Philosapiens
JEAN-JACQUES ROUSSEAU: QUYỀN TỐI CAO LÀ LINH HỒN CỦA KHẾ ƯỚC XÃ HỘI1. Như một lời tiên tri, Rousseau đã có một nhận định kinh điển: “Con người sinh ra tự do, nhưng ở đâu cũng là xiềng xích”. Xiềng xích ấy có thể là sự bạo tàn, ngang ngược, phi nhân nghĩa. Nhưng cũng có thể là sự độc tài được hợp thức hóa. Và hoàn toàn có thể là sự mù quáng của đám đông. Ranh giới giữa tự do và xiềng xích thật mong manh, như cách Rousseau suy tư về cái gọi là “quyền tối cao” và những câu hỏi chưa có lời giải của nó. Nhưng xét cho cùng, Rousseau, trong “Khế ước xã hội”, đã phơi bày một sự thật: Quyền tối cao không phải là quyền lực tối thượng của nhà nước, mà là khả năng của một dân tộc trong việc đối thoại với chính mình.
2. Rousseau định nghĩa quyền tối cao như “sự thể hiện của ý chí chung”: đó là một thực thể sống động, bất khả xâm phạm và không thể chuyển giao. Khác với Hobbes, người xem quyền tối cao như một “quái vật Leviathan” cần thiết để kìm hãm trạng thái hỗn loạn, Rousseau tin rằng quyền tối cao chỉ tồn tại khi nó phản ánh nguyện vọng của tập thể. Ông khẳng định: “Quyền lực có thể được ủy thác, nhưng ý chí thì không”. Đây không phải là sự từ chối quyền lực, mà là sự tôn vinh tính chính danh của nó: Chỉ khi quyền lực thuộc về nhân dân, nó mới thoát khỏi nguy cơ trở thành công cụ của bạo ngược. Tuy nhiên, Rousseau không ngây thơ. Ông thừa nhận rằng ý chí chung không đồng nghĩa với ý chí của tất cả (volonté de tous). Trong xã hội, những lợi ích riêng tư luôn xung đột, nhưng chính “điểm chung giữa các lợi ích ấy tạo nên sợi dây liên kết xã hội”. Vì thế, quyền tối cao vừa là sản phẩm của sự thỏa hiệp, vừa là kết tinh của lý trí tập thể. Nó giống như một dòng sông, hình thành từ vô số nhánh suối nhỏ, nhưng một khi đã hòa vào nhau, nó không còn thuộc về riêng ai.
3. Rousseau phản đối kịch liệt việc chia cắt quyền tối cao thành các nhánh quyền lực riêng biệt. Ông châm biếm các học giả đương thời là những người “dùng phép thuật phân thây xã hội rồi ghép lại thành một sinh vật kỳ dị”. Với ông, quyền tối cao giống như mặt trời: Ánh sáng của nó có thể chiếu tỏa muôn hướng, nhưng nguồn cội chỉ là một. Việc tách rời lập pháp, hành pháp, tư pháp chẳng khác nào cố gắng chia mặt trời thành nhiều mảnh, như một hành động phi lý làm mất đi sức mạnh nguyên thủy. Lập luận này đối lập trực tiếp với Montesquieu, một người đề cao thuyết tam quyền phân lập như cơ chế ngăn ngừa lạm quyền. Nhưng Rousseau cho rằng chính sự phân chia ấy tạo kẽ hở cho các nhóm lợi ích thao túng. Khi quyền lực bị xé nhỏ, ý chí chung trở thành trò chơi của những kẻ mưu mô. Thực tế là ông mơ về một nền dân chủ trực tiếp, nơi mỗi công dân là một mắt xích trong cỗ máy vĩ đại của tập thể. Tuy nhiên, giấc mơ ấy ẩn chứa một nghịch lý: Làm sao để hàng triệu ý chí riêng tư hòa làm một mà không đánh mất tính đa dạng?
4. Rousseau tuyên bố rằng: “Ý chí chung luôn đúng”, nhưng ngay sau đó, ông thừa nhận: “Nhân dân có thể bị lừa dối”. Có nghĩa là, ý chí chung không phải là tổng số học của những ý muốn cá nhân, mà là kết quả của sự loại trừ những lợi ích đối nghịch. Ông ví von: “Hãy loại bỏ những điểm cộng và trừ triệt tiêu lẫn nhau, phần còn lại chính là ý chí chung”. Rousseau cảnh báo về sự xuất hiện của lừa dối khi có sự trỗi dậy của các nhóm lợi ích, thứ biến ý chí chung thành “cái chung giả tạo”. Khi một nhóm thống trị, xã hội trở thành sân khấu của độc thoại, và quyền tối cao trở thành vỏ bọc cho chuyên chế. Để ngăn chặn, ông đề xuất hai con đường: Hoặc xóa bỏ mọi liên kết cục bộ (như Lycurgus - nhà lập pháp Sparta đã làm), hoặc nhân rộng chúng đến mức không nhóm nào đủ mạnh để thao túng (theo gương Solon của Athens). Nhưng cuối cùng, không thể không thừa nhận rằng: Dân chủ dễ bị đầu độc bởi chính những người tuyên xưng nó.
5. Rousseau không ủng hộ một nhà nước toàn trị. Ông phân biệt rõ ràng giữa “quyền công dân” (với tư cách thành viên xã hội) và “quyền tự nhiên” (với tư cách con người). Quyền tối cao có quyền đòi hỏi mọi thứ cần thiết cho sự tồn vong của cộng đồng, nhưng không thể xâm phạm phần “tự do” “không liên quan đến lợi ích chung”. Một lần nữa, ý chí chung không thể đồng nhất với ý chí của từng cá nhân. Ông viết: “Mỗi người chỉ nhượng lại phần quyền lực, tài sản, tự do mà cộng đồng cần đến”. Khế ước xã hội, theo Rousseau, là một “trao đổi có lợi”: Con người đánh đổi sự tự do hoang dã để nhận lại tự do văn minh: đó là tự do được bảo vệ bởi luật pháp và lý trí. “Khi một người liều mạng vì tổ quốc, họ chỉ đang trả món nợ với xã hội, thứ đã che chở họ”, ông lập luận một cách sâu sắc như vậy. Nhưng ở đây, một nghịch lý khác xuất hiện: Làm sao để xác định đâu là “phần tự do không liên quan đến lợi ích chung”? Ai là người quyết định giới hạn đó? Rousseau trao quyền này cho quyền tối cao, tức là ý chí chung, nhưng nếu ý chí chung bị lợi dụng, liệu nó có trở thành công cụ áp bức? [Lại là một nghịch lý của Rousseau]
6. Trong thực tế, Rousseau phải đối mặt với câu hỏi gai góc và trần trụi: Nhà nước có quyền tước đoạt mạng sống của công dân không? Ông lập luận rằng khi một người phạm tội, họ tự đặt mình vào thế đối nghịch với xã hội , tức là trở thành “kẻ thù của khế ước”. Việc trừng phạt tử hình không phải là hành động trả thù, mà là cách khôi phục trật tự đã bị phá vỡ. Ông viết: “Kẻ phạm tội từ bỏ quyền sống khi tấn công quyền sống của người khác”. Tuy nhiên, Rousseau cũng cảnh giác với sự lạm dụng quyền lực này. Ông cho rằng: “Tần suất trừng phạt thể xác phản ánh sự yếu kém của chính quyền”. Một xã hội lý tưởng hiếm khi cần đến tử hình, vì công dân tự giác tuân thủ luật pháp. Ở đây, ta thấy sự mâu thuẫn trong tư tưởng Rousseau: Một mặt, ông biện minh cho quyền sinh sát của nhà nước; mặt khác, ông thừa nhận rằng công lý có thể trở thành mặt nạ cho bạo lực. “Tôi cảm thấy trái tim mình thổn thức và giữ lại ngòi bút” - như một lời thú nhận về sự bất lực của lý trí trước bi kịch nhân sinh.
7. Tư tưởng Rousseau về quyền tối cao là một bản giao hưởng của những nghịch lý. Ông vừa là nhà tiên phong của dân chủ, vừa là người mở đường cho chủ nghĩa toàn trị. Khái niệm “ý chí chung” của ông truyền cảm hứng cho Cách mạng Pháp, nhưng cũng bị lợi dụng để biện minh cho Khủng bố Thời kỳ Jacobin. Khi Robespierre tuyên bố “Đức hạnh không có sự tàn bạo thì yếu ớt”, ông đã vay mượn từ Rousseau, nhưng biến lý tưởng thành công cụ khủng bố. Rousseau đặt ra câu hỏi vĩnh cửu: Làm sao để bảo vệ quyền tối cao của nhân dân mà không rơi vào chuyên chế đa số? Làm sao để ý chí chung không trở thành độc thoại của kẻ mạnh? Trong thế giới hiện đại, nơi dân chủ đại diện thống trị và các nhóm lợi ích thao túng truyền thông, thì một vấn đề đáng suy ngẫm là: Liệu “ý chí chung” có còn là một khả thể, hay chỉ là ảo ảnh trong sa mạc chính trị mà thôi?
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1036235121857423&set=a.354297693384506
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2025
Minh triết phương Đông
Soi bóng sửa hình, nhìn biểu hiện chỉnh tâm thái!
Một người nếu chưa biết bơi, dù thay đổi bao nhiêu bể hồ, cũng không thể bơi được; kẻ không biết cách xây dựng gia đình, có đổi qua bao nhiêu bạn đời, vẫn cảm thấy không ổn.
“Tôi” là ngọn nguồn mọi thứ. Nếu chưa hài lòng bản thân, hãy thay đổi chính mình; có bất mãn với cuộc sống hiện tại, hãy thay đổi chính mình; thấy khó chịu với những người bên cạnh, hãy thay đổi chính mình!
Quy tắc của sự thay đổi: Mỗi ngày một chút, một năm ắt có nhiều tiến bộ, vài năm hẳn có sự khác biệt. Không ai trong chốc lát bỗng trở nên hoàn mỹ, cũng chưa từng có người xuất chúng nào thành danh từ một phút bốc đồng. Mọi thành công chắc chắn đều có một điểm chung: Luôn kiên trì đổi mới!
Kỳ thật trên đời này, người bạn yêu thương nhất, là chính bạn; kẻ bạn thích lâu dài nhất, cũng là bản thân bạn. Những người và vật bên ngoài, vì đáp ứng đúng nhu cầu, mới trở thành đối tượng bạn đặt để sự quan tâm và yêu thích. Nên khi bạn thay đổi, mọi thứ bên cạnh cũng tự biến đổi theo.
Người sống một đời, không ai là nơi trú ẩn vĩnh viễn của ai, cũng không ai phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Chúng ta đều là chủ nhân ông của chính mình. Người thông minh thì không tìm lỗi nơi kẻ khác, mà chủ động quán sát bản thân mình.
Nếu nhìn theo hướng lạc quan thì những người gây khó dễ chúng ta, đồng thời cũng đang giúp mình rèn luyện đức kiên nhẫn; Kẻ “vạch lá tìm sâu” chỉ trích lỗi lầm, đồng thời cũng mang cho ta cơ hội “thấy sai phải sửa”; những người từ chối khi bạn cần trợ giúp, cũng có thể xem là quý nhân buộc mình phải độc lập và mạnh mẽ hơn! Ngược lại, những người bạn thương yêu, thường sẽ khiến bạn đau lòng nhất; kẻ chúng ta mến mộ, dễ mang đến mối bận tâm và cả những xót xa lâu dài...
Thế giới của mỗi người, đều do bản thân tạo nên; mọi thứ xuất hiện bên cạnh, bởi chính mình chiêu cảm. Nếu bạn là mặt trời, thì chung quanh luôn tràn đầy ánh sáng; nếu bạn có tình thương, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng tình cảm; khi trong lòng thật sự có niềm vui, thì những điều phát ra đều tươi sáng và hoan hỷ!
Một niệm khởi lên, có thể đưa chúng ta lên thiên đường, cũng có khi đẩy thẳng xuống địa ngục. Bạn đặt tâm tình mình ở đâu, sự thành tựu sẽ mang dấu ấn đó. Việc cần làm của chúng ta là: Soi bóng sửa hình, nhìn biểu hiện chỉnh tâm thái! Và không quên bắt đầu từ chính mình trước, vừa gần vừa dễ, vừa sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Suối Thông biên dịch.
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2025
Quan thư 1 關雎 1
Chú giải của Chu Hy:
- quan quan 關關: tiếng chim trống chim mái ứng hoạ nhau.
- thư cưu 雎鳩: loài chim nước, lại có một tên nữa là vương thư, hình dạng giống như chim phù y, ngay trong khoảng Trường giang và sông Hoài thì có chim ấy. Chim này sống có đôi nhất định mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lội chung mà không lả lơi, cho nên sách của Mao công có nói rằng: Đôi chim thư cưu tình ý chí thiết khăn vó đậm đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt. Sách Liệt nữ truyện cho là người ta chưa từng thấy chim thư cưu sống dư cặp hay sống lẻ loi, là vì tính của nó như thế.
- hà 河: tên thông dụng của những dòng nước chảy ở phương bắc.
- châu 洲: cồn đất ở giữa sông có thể ở được.
- yểu điệu 窈宨: là ý u nhàn, u tích yên lặng và nhàn nhã.
- thục 淑: hiền lành.
- nữ 女: con gái chưa gả chồng, nói nàng Thái Tự, vợ vua Văn Vương, lúc còn ở nhà với cha mẹ.
- quân tử 君子: chỉ vua Văn Vương.
- hảo 好: đẹp, lành.
- cầu 逑: đôi lứa.
Sách của Mao công nói “chí” 摰 là rất, tình ý rất tha thiết đậm đà.
Thiên Quan thư có 3 chương, 1 chương 4 câu và 2 chương 8 câu.
Khổng Tử nói rằng: “Thiên Quan thư vui mà không dâm, buồn mà không thương tâm”. Tôi cho rằng: Lời ấy đối với thơ Quan thư này đúng với sự đoan chính của tính tình và sự điều hoà của thanh khí. Vì rằng đức hạnh như chim thư cưu, tình chí thiết đậm đà mà vẫn giữ gìn cách biệt, thì sự đoan chính về tính tình của bà Hậu phi Thái Tự hẳn đã có thể nhận thấy được một phần rồi. Đến việc thức ngủ lăn qua trở lại, đánh đàn cầm đàn sắt, khua chuông đánh trống, niềm vui buồn đã tột bực và đều không quá khuôn khổ phép tắc, thì sự đoan chính về tính tình của người làm thơ ấy lại có thể nhận thấy được cả toàn thể rồi vậy. Riêng sự điều hoà về thanh khí thì không thể nghe được. Tuy là đáng hận, nhưng học giả hãy thưởng thức nghĩa lý ở trong lời thơ ấy để bồi dưỡng tâm tính, thì cũng có thể nắm được căn bản của việc học Kinh thi vậy.
Khuông Hành nói rằng: “Phối hợp thành vợ chồng là mối đầu của việc phồn sinh của dân chúng, là nguồn cội của vạn phúc. Nghi lễ của hôn nhân được chính đáng thì về sau phẩm vật thoả thuận và thiên mệnh mới hoàn toàn.”
Mạnh Tử đã khảo luận Kinh thi, lấy thiên Quan thư làm đầu, ý nói rằng trên hơn hết là bực cha mẹ dân, đức hạnh của bà Hậu phi phu nhân nếu chẳng ngang bằng với trời đất, thì không lấy gì mà thờ phụng thần linh để điều hoà sự thích nghi của vạn vật. Từ đời trước trở lại, việc hưng phế của ba đời Hạ, Thương, Chu chưa có bao giờ không do ở đấy vậy.
Chương này thuộc thể hứng. Hứng là trước nói một vật gì để sau dẫn đến lời ca vịnh.
Vua Văn Vương nhà Chu sinh có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết hôn. Nhưng người trong cung, lúc nàng Thái Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u tịch, nhàn nhã và trinh chuyên, bèn làm bài thơ này rằng: Kìa đôi chim thư cưu nghe hót quan quan, đang ứng hoạ nhau ở trên cồn bên sông. Người thục nữ yểu điệu này há không phải là bạn lứa tốt của bậc quân tử Văn Vương hay sao? Có ý nói nàng Thái Tự và vua Văn Vương cùng hoà vui mà cung kính lẫn nhau, cũng như tình chí thiết đậm đà mà lúc nào cũng giữ gìn cách biệt của đôi chim thư cưu vậy.
Về sau hễ nói “hứng” thì ý văn cũng phỏng theo chương này.
Ông Khuông Hành nhà Hán nói rằng “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu” là nói rằng nàng Thái Tự rất mực trinh thục không thay tiết tháo. Những rung cảm về tình dục không hề lẫn vào nghi dung, những ý vui riêng không hề lộ ra cử chỉ, có được như thế rồi mới có thể phối hợp với bậc chí tôn và làm chủ tế tông miếu. Vì đó là đầu mối của cương thường và của nền vương hoá. Giảng Kinh thi như thế đáng gọi là người khéo nói vậy.
HIỂU Ý NGHĨA CỦA ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN
Những người mới nghe nhạc cổ điển luôn đặt câu hỏi làm sao để hiểu âm nhạc cổ điển, ý nghĩa của âm nhạc là gì. Hãy bỏ ít thời gian để xem hết chương trình này, nó sẽ thay đổi hoàn toàn định kiến của bạn từ trước đến nay.
Khi Einstein Gặp Tagore: Một Cuộc Gặp Gỡ Đáng Kinh Ngạc Của Những Trí Tuệ Trên Bờ Vực Khoa Học Và Tâm Linh
Bởi Maria Popova
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1930, Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879–18 tháng 4 năm 1955) đã chào đón nhà thơ, triết gia và nhạc sĩ người Ấn Độ Rabindranath Tagore (7 tháng 5 năm 1861–7 tháng 8 năm 1941) vào nhà mình ở ngoại ô Berlin — người đầu tiên không phải người châu Âu giành giải Nobel. Hai người đã có một trong những cuộc trò chuyện kích thích và hấp dẫn nhất về mặt trí tuệ trong lịch sử, khám phá sự xung đột lâu đời giữa khoa học và tôn giáo . Khoa học và Truyền thống Ấn Độ: Khi Einstein gặp Tagore ( thư viện công cộng ) kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử, trong bối cảnh thảo luận rộng hơn về thời kỳ phục hưng trí tuệ đã lan rộng khắp Ấn Độ vào đầu thế kỷ XX, nảy sinh sự thẩm thấu kỳ lạ giữa các truyền thống Ấn Độ và học thuyết khoa học thế tục của phương Tây.
Đoạn trích sau đây từ một trong những cuộc trò chuyện giữa Einstein và Tagore chuyển đổi giữa các định nghĩa đã được nghiên cứu trước đó về khoa học , cái đẹp , ý thức và triết học trong một sự chiêm nghiệm sâu sắc về những câu hỏi cơ bản nhất của sự tồn tại của con người.
EINSTEIN: Ông có tin vào Đấng thiêng liêng tồn tại tách biệt khỏi thế giới không?
TAGORE: Không cô lập. Nhân cách vô hạn của Con người thấu hiểu Vũ trụ. Không thể có bất cứ điều gì mà nhân cách con người không thể bao hàm, và điều này chứng minh rằng Chân lý của Vũ trụ là Chân lý của con người.
Tôi đã lấy một sự kiện khoa học để giải thích điều này — Vật chất được tạo thành từ các proton và electron, với các khoảng cách giữa chúng; nhưng vật chất có vẻ như rắn chắc. Tương tự như vậy, nhân loại được tạo thành từ các cá nhân, nhưng họ có mối liên hệ giữa các mối quan hệ của con người, mang lại sự thống nhất sống động cho thế giới của con người. Toàn bộ vũ trụ được liên kết với chúng ta theo cách tương tự, đó là một vũ trụ của con người. Tôi đã theo đuổi suy nghĩ này thông qua nghệ thuật, văn học và ý thức tôn giáo của con người.
EINSTEIN: Có hai quan niệm khác nhau về bản chất của vũ trụ: (1) Thế giới như một thể thống nhất phụ thuộc vào nhân loại. (2) Thế giới như một thực tại độc lập với yếu tố con người.
TAGORE: Khi vũ trụ của chúng ta hòa hợp với Con người, sự vĩnh hằng, chúng ta biết đó là Chân lý, chúng ta cảm nhận đó là vẻ đẹp.
EINSTEIN: Đây hoàn toàn là quan niệm của con người về vũ trụ.
TAGORE: Không thể có quan niệm nào khác. Thế giới này là thế giới của con người — quan điểm khoa học về nó cũng là quan điểm của con người khoa học. Có một số tiêu chuẩn về lý trí và sự hưởng thụ mang lại cho nó Chân lý, tiêu chuẩn của Con người Vĩnh cửu mà những trải nghiệm của họ là thông qua những trải nghiệm của chúng ta.
EINSTEIN: Đây là sự nhận thức về bản thể con người.
TAGORE: Đúng vậy, một thực thể vĩnh cửu. Chúng ta phải nhận ra điều đó thông qua cảm xúc và hoạt động của mình. Chúng ta nhận ra Đấng Tối Cao không có giới hạn cá nhân thông qua những giới hạn của chúng ta. Khoa học quan tâm đến những gì không giới hạn ở cá nhân; đó là thế giới Chân lý phi nhân cách của con người. Tôn giáo nhận ra những Chân lý này và liên kết chúng với những nhu cầu sâu sắc hơn của chúng ta; ý thức cá nhân của chúng ta về Chân lý đạt được ý nghĩa phổ quát. Tôn giáo áp dụng các giá trị vào Chân lý, và chúng ta biết Chân lý này là tốt thông qua sự hòa hợp của chính chúng ta với nó.
EINSTEIN: Vậy thì Chân lý hay Cái đẹp không độc lập với Con người?
TAGORE: Không.
EINSTEIN: Nếu không còn con người nữa, thì Apollo của Belvedere sẽ không còn đẹp nữa.
TAGORE: Không.
EINSTEIN: Tôi đồng ý với quan niệm về Cái đẹp, nhưng không đồng ý với Chân lý.
TAGORE: Tại sao không? Sự thật được nhận ra thông qua con người.
EINSTEIN: Tôi không thể chứng minh quan niệm của tôi là đúng, nhưng đó là tôn giáo của tôi.
TAGORE: Cái đẹp nằm trong lý tưởng của sự hòa hợp hoàn hảo nằm trong Bản thể Vũ trụ; Chân lý là sự hiểu biết hoàn hảo của Tâm trí Vũ trụ. Chúng ta, những cá nhân, tiếp cận nó thông qua những sai lầm và lỗi lầm của chính mình, thông qua những kinh nghiệm tích lũy, thông qua ý thức sáng suốt của mình — nếu không, làm sao chúng ta có thể biết được Chân lý?
EINSTEIN: Tôi không thể chứng minh một cách khoa học rằng Chân lý phải được quan niệm như một Chân lý có giá trị độc lập với nhân loại; nhưng tôi tin chắc vào điều đó. Ví dụ, tôi tin rằng định lý Pythagore trong hình học nêu ra một điều gì đó gần đúng, độc lập với sự tồn tại của con người. Dù sao đi nữa, nếu có một thực tại độc lập với con người, thì cũng có một Chân lý liên quan đến thực tại này; và theo cùng một cách phủ định cái đầu tiên tạo ra sự phủ định sự tồn tại của cái sau.
TAGORE: Chân lý, vốn là một với Bản thể Vũ trụ, về bản chất phải là con người, nếu không thì bất cứ điều gì chúng ta, những cá nhân, nhận ra là đúng thì không bao giờ có thể được gọi là chân lý – ít nhất là Chân lý được mô tả là khoa học và chỉ có thể đạt được thông qua quá trình logic, nói cách khác, thông qua một cơ quan tư duy là con người. Theo Triết học Ấn Độ, có Brahman, Chân lý tuyệt đối, không thể được hình thành bởi sự cô lập của tâm trí cá nhân hoặc được mô tả bằng lời nói mà chỉ có thể được nhận ra bằng cách hoàn toàn hợp nhất cá nhân vào vô hạn của nó. Nhưng một Chân lý như vậy không thể thuộc về Khoa học. Bản chất của Chân lý mà chúng ta đang thảo luận là một sự xuất hiện – nghĩa là, những gì có vẻ là đúng với tâm trí con người và do đó là của con người, và có thể được gọi là maya hoặc ảo ảnh.
EINSTEIN: Vậy theo quan niệm của ông, có thể là quan niệm của người Ấn Độ, thì đó không phải là ảo tưởng của cá nhân, mà là của toàn thể nhân loại.
TAGORE: Loài cũng thuộc về một thể thống nhất, thuộc về nhân loại. Do đó, toàn bộ tâm trí con người nhận ra Chân lý; tâm trí Ấn Độ hay châu Âu gặp nhau trong một nhận thức chung.
EINSTEIN: Từ loài được dùng trong tiếng Đức để chỉ tất cả con người, thực tế là ngay cả loài vượn và ếch cũng thuộc loài đó.
TAGORE: Trong khoa học, chúng ta trải qua quá trình loại bỏ những hạn chế cá nhân trong tâm trí mỗi người và do đó đạt đến sự hiểu biết về Chân lý vốn có trong tâm trí của Con người Toàn năng.
EINSTEIN: Vấn đề đặt ra là liệu Chân lý có độc lập với ý thức của chúng ta hay không.
TAGORE: Cái mà chúng ta gọi là chân lý nằm trong sự hài hòa hợp lý giữa các khía cạnh chủ quan và khách quan của thực tế, cả hai đều thuộc về con người siêu cá nhân.
EINSTEIN: Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cảm thấy buộc phải gán một thực tại độc lập với con người cho các đồ vật mà chúng ta sử dụng. Chúng ta làm như vậy để kết nối các trải nghiệm của giác quan theo một cách hợp lý. Ví dụ, nếu không có ai trong ngôi nhà này, nhưng cái bàn vẫn ở nguyên vị trí của nó.
TAGORE: Đúng vậy, nó nằm ngoài tâm trí cá nhân, nhưng không phải tâm trí phổ quát. Chiếc bàn mà tôi nhận thức được có thể nhận thức được bằng cùng loại ý thức mà tôi sở hữu.
EINSTEIN: Nếu không có ai ở trong nhà thì chiếc bàn vẫn hiện hữu — nhưng điều này vốn đã bất hợp pháp theo quan điểm của ông — bởi vì chúng ta không thể giải thích được ý nghĩa của sự hiện diện của chiếc bàn ở đó, một cách độc lập với chúng ta.
Quan điểm tự nhiên của chúng ta về sự tồn tại của chân lý ngoài nhân loại không thể được giải thích hoặc chứng minh, nhưng đó là niềm tin mà không ai có thể thiếu — ngay cả những sinh vật nguyên thủy. Chúng ta gán cho Chân lý một tính khách quan siêu phàm; nó là điều không thể thiếu đối với chúng ta, thực tại này độc lập với sự tồn tại, kinh nghiệm và tâm trí của chúng ta — mặc dù chúng ta không thể nói nó có nghĩa là gì.
TAGORE: Khoa học đã chứng minh rằng cái bàn như một vật rắn là một sự xuất hiện và do đó, thứ mà tâm trí con người nhận thức là một cái bàn sẽ không tồn tại nếu tâm trí đó không có gì. Đồng thời, phải thừa nhận rằng thực tế vật lý cuối cùng không gì khác ngoài vô số các trung tâm lực điện quay riêng biệt, cũng thuộc về tâm trí con người.
Trong sự lĩnh hội Chân lý, có một cuộc xung đột vĩnh cửu giữa tâm trí con người toàn cầu và cùng một tâm trí bị giới hạn trong cá nhân. Quá trình hòa giải liên tục đang được tiến hành trong khoa học, triết học, trong đạo đức của chúng ta. Trong mọi trường hợp, nếu có bất kỳ Chân lý nào hoàn toàn không liên quan đến nhân loại thì đối với chúng ta, nó hoàn toàn không tồn tại.
Không khó để tưởng tượng ra một tâm trí mà trình tự của mọi thứ không diễn ra trong không gian mà chỉ trong thời gian giống như trình tự các nốt nhạc trong âm nhạc. Đối với một tâm trí như vậy, khái niệm về thực tại giống như thực tại âm nhạc mà hình học Pythagore không thể có ý nghĩa. Có thực tại của giấy, vô cùng khác biệt với thực tại của văn học. Đối với loại tâm trí mà con sâu bướm ăn giấy đó sở hữu, văn học hoàn toàn không tồn tại, nhưng đối với tâm trí của Con người, văn học có giá trị Chân lý lớn hơn bản thân tờ giấy. Tương tự như vậy, nếu có một Chân lý nào đó không có mối quan hệ giác quan hay lý trí với tâm trí con người, thì nó sẽ mãi mãi là hư vô chừng nào chúng ta còn là con người.
EINSTEIN: Vậy thì tôi sùng đạo hơn anh!
TAGORE: Tôn giáo của tôi nằm ở sự hòa giải giữa Con người siêu phàm, tinh thần nhân loại phổ quát, trong chính bản thể cá nhân tôi.
Khoa học và Truyền thống Ấn Độ: Khi Einstein gặp Tagore là một tác phẩm tuyệt vời trong toàn bộ tác phẩm. Bổ sung cho tác phẩm này là nhà vật lý Lisa Randall vềnhững khác biệt quan trọng giữa cách nghệ thuật, khoa học và tôn giáo giải thích vũ trụ, sau đó xem lại thư từ giữa Einstein và Freud vềbạo lực, hòa bình và bản chất con người, cuộc trao đổi ít được biết đến của ông với WEB DuBois vềchủng tộc và công lý chủng tộc, và bức thư ông gửi cho một bé gái ở Nam Phi vềviệc các nhà khoa học có cầu nguyện hay không.
Cảm ơn, Natascha