Giới thiệu về tôi

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Bài hát của chính tôi

Tôi ca tụng mình, tôi hát về mình

Và cái tôi nhận về thì quí vị cũng nhận về mình như thế

Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng thuộc về quí vị

 Tôi là người lữ thứ, tôi gọi hồn tôi về

Tôi, kẻ vô công rồi nghề, cúi nhìn hoa cỏ mùa hè

 Lưỡi tôi, mỗi nguyên tử trong máu tôi là từ đất đai từ không khí này

Sinh ra từ cha mẹ ở đây và họ cũng sinh ra ở đây

Năm nay tôi 37, cái tuổi tràn trề sinh lực

Và hy vọng sẽ không ngừng cho đến ngày tôi chết

 Những giáo điều và những trường học sẽ trống không

Cứ để cho quay lại một thời gian, chúng tốt đẹp ở nơi cần nhưng ta

sẽ không quên

Tôi tiếp nhận tự nhiên như vốn có, thừa nhận mọi nơi,mọi lúc

 Nói hết mọi điều với sức lực buổi đầu tiên.

 W. WHITMAN


W. Whitman

Ván cờ đời


   Ảnh: D N V

Ba hòn đá cao

 

                              

                              Ảnh: D N V

Sân ga _ Đời người



Ảnh: D N V


 New reality (Tạm dịch thực tại mới) André Boto, Bồ Đào Nha

Kỷ niệm Đà Lạt

                                                       
                                    Đường Cộng Hòa, Đà Lạt 

Ký ức phiêu linh

Chiêu cảm tôi về miền hương xưa Đà Lạt _ Thiên thai

Từng hạt sương lung linh kỳ diệu

Ấp iu, ru ru những sắc hoa trinh nguyên dọc bờ hiện sinh

Thung lũng Tình Yêu dạt dào nỗi nhớ

Nhớ ngôi Nhà Chung* đầy ắp tiếng cười bè bạn

Tuổi hai mươi rạo rực tương lai

Nhớ con đường Cộng Hòa lượn quanh quả đồi

Con đường với hàng thông lặng lẽ xanh

Che cho chúng tôi đi về phía đỉnh trời mót vài con chữ

Con đường trữ tình_ áo dài em tinh khôi mộng tưởng

Con đường bồng bềnh huyền nhiệm trái tim yêu.

D N V Qui Nhơn

* (Ngôi nhà 8/13 Nhà Chung, Đà Lạt) 

(Kỷ niệm 50 năm Đà Lạt)


Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Học Viện Quản Lý PACE

 “Quản trị bằng văn hóa là tương lai của quản trị. Không một tổ chức nào có thể trở nên độc đáo, lớn mạnh và bền vững mà không quan tâm sâu sắc đến văn hóa và văn hóa tổ chức” – TS. GIẢN TƯ TRUNG

Nguồn: https://www.facebook.com/HocvienQuanlyPACE/posts/pfbid02tPg2AXsGNXx3jUGK2anTHkYt12gUMmTpPVRj7T6xYtQGWSgYbQpqmwoQFBnJv288l

NHỚ QUÁ HÒ CẤY LÚA

 1. Cấy lúa

Ngày nay, theo các nhà nghiên cứu về nông nghiệp thì sạ lúa có lợi hơn cấy lúa. Thứ nhứt là thu hoạch lúa nhiều hơn; thứ hai là ít cần đến nhân công: Một vài mẫu lúa chỉ cần một người cật lực sạ một buổi là xong; đó là chưa nói ngày nay có máy sạ thì năng suất lao động tăng cao gấp bội! Trong lúc cấy lúa phải trải qua nhiều công đoạn mà giai đoạn nào cũng cần nhiều người và lắm gian nan. Từ nhổ mạ, bó lại từng bó, rồi dùng cộ* kéo đi hoặc đòn xóc** mà gánh (lên bờ hoặc đem về nhà). Đợi ba bốn ngày sau cho mạ ra rễ non; trong lúc nầy người nông dân phải làm lại ruộng cho thật bằng phẳng, sạch sẽ, sẵn sàng cho công đoạn cấy.
Ngày nay đồng lúa bị nhường chỗ cho cây ăn trái, hay công nghệ nuôi trồng thủy sản nên hiếm thấy được những cánh đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh như xưa; từ đó cũng khó thấy được cảnh cấy lúa với hàng trăm công cấy lô nhô trên ruộng. Thiết tưởng cũng nên sơ nói qua cho người sau được biết.
Cấy lúa có thể nói là công đoạn gay go nhứt trong qui trình trồng lúa. Người chủ ruộng phải chuẩn bị trước nhiều ngày, có khi cả tháng để “kêu” công cấy – tức những người “thợ” cấy lúa. Tùy theo ruộng nhiều hay ít mà “kêu” số công cấy thích hợp, thường thì cũng không dưới hai mươi; lắm khi “kẹt công”, người chủ ruộng phải “kêu” công cấy thêm ở những làng lân cận, hay thợ cấy từ xa đến.
Sau khi ăn sáng – thường là xôi và muối mè hay tép rang mặn; không thấy chủ ruộng “đãi” cơm bao giờ, vì ngoài “ăn xôi cho chắc bụng”, chủ ruộng cũng không có thời gian lo thức ăn cho năm sáu chục người. Xôi thường được đựng bằng thúng, bên trong được lót mấy lớp lá chuối; chén đũa cá nhân cũng không, người ăn cứ lấy nhiều đôi đũa công cộng rồi mạnh ai nấy vít vào tay, chấm vào mấy tô muối mè hoặc vừa cầm xôi, vừa cầm tép để trong nhiều tô, dĩa lớn ở chung quanh. Công cấy đủ mọi lứa tuổi trong đó có những thanh niên nam nữ trong lứa tuổi “bẻ gãy sừng trâu” nên sức ăn như hổ. Tại những thửa ruộng gần đường đi, chủ ruộng luôn mời những người đi đường ngang qua “ăn cho vui” và cho lũ học trò chúng tôi mỗi đứa cũng được một nắm lớn, vì thế lượng xôi phải thật nhiều vì chủ ruộng không muốn mang tiếng là keo kiệt! Thành ngữ “nấu như cho công cấy” là nhằm phê bình các chị nào nấu cơm quá nhiều so với lượng người ăn.
Khi no bụng, các công cấy “xuống công”. Nếu đủ người, họ dàn hàng ngang hết thửa ruộng rồi “bắt luống”. Mỗi “luống” do một người phụ trách, có thể từ 4 đến 6 bụi bề ngang, họ cứ khom lưng xuống thụt lùi mà cấy từ đầu ruộng bên nầy đến đầu bờ ruộng bên kia. Tới bờ ruộng bên kia là dứt luống cấy của họ. Trường hợp bề ngang thửa ruộng quá lớn mà công cấy không đủ dàn ngang một lần, thì họ phải “bắt luống” lại từ đầu bên kia trở lại đầu khởi điểm lần trước. Nếu cũng chưa xong, thì tiếp tục quay lại “bắt luống” cho đến khi nào cấy giáp thửa ruộng thì thôi.
Với công cấy người địa phương, thì những người cấy giỏi họ tự chọn đứng gần nhau để không ai bị “nhốt” - Nhốt là bị hai người cấy giỏi “dẫn luống” hai bên qua mặt, bỏ lại người cấy yếu rớt lại phía sau, bị kẹp ở giữa hai “luống” hai bên. Nếu người cấy giỏi “bắt luống” gần người cấy yếu thì họ nương nhau, tức là người giỏi cấy chậm lại để chờ, hoặc “gánh” giùm một bụi cho người cấy chậm hơn - nếu mỗi người cấy 5 bụi thì người cấy giỏi sẽ cấy 6 bụi, còn người kia cấy bốn bụi. Cùng làng mà!
Còn với công cấy phương xa đến, thì những công cấy xuất sắc trong làng âm thầm cấu kết xen kẽ với công cấy xa, cho công cấy ở xa xen giữa; với mục đích để người ở xa bị “nhốt” chơi! Người nông thôn không có tính ác, nhưng họ muốn cho “đối phương” phục dân làng mình có những tay cấy thượng thừa!
Nếu công cấy phương xa ấy cấy kém – đã bị “nhốt”, thì lúc nghỉ để ăn xôi trên bờ ruộng, họ đến nói với hai người đã “nhốt” mình: “Hai anh/chị cấy hay quá, tui “chạy” theo muốn chết mà cũng không kịp”, chỉ cần câu nói đó là người địa phương khoái chí, họ liền nói: “Anh/chị đừng lo, để lát nữa tụi tui phụ chị một hàng”. Thế là vui vẻ cả… hai làng! Dân quê là như vậy đó!
Cấy lúa ngoài việc khom lưng suốt buổi dưới ánh mặt trời, mỏi lưng còn có thể đứng thẳng lên một lát nhưng mỏi chân thì chỉ chịu trận bởi bên dưới là nước; ngoài ra họ còn thường xuyên bị đỉa bám cho nên phải nói cấy là công đoạn rất gian nan. Để tạo niềm vui cho quên đi những nhọc nhằn của công việc, người xưa đã bày ra những câu hò. Câu hò gắn liền với động tác lao động: Hò giã gạo, hò chèo ghe, ở đây là hò cấy lúa.
2. Hò cấy lúa
Thực ra nếu gọi là “những câu hò trong lúc cấy lúa” thì có lẽ đúng hơn. Bởi vì những câu hò nầy không nhất thiết phải có nội dung “cấy lúa”, mà nhằm đề tài nào cũng được, miễn đừng đi lệch quá xa động tác lao động khác như chèo thuyền chẳng hạn. Nó có thể mượn từ những câu hát xưa, ca dao, những câu thơ, với đủ thể loại như lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát…, hoặc do tự người trong “giàn hò”- những người hò giỏi trong một nhóm công cấy - tự đặt ra, cho nên hò cấy lúa rất đa dạng. Nếu hò một mình thì gọi là “hò lẻ”, nếu hai người hò đối đáp nhau thì gọi là “hò đối đáp”, mà người mở đầu gọi là xướng hay “buông”; người hò đối lại gọi là đáp hay “bắt”.
Một câu hò “có ca có kệ” như vầy: “Hò hơ..ơ…ờ … Thò tay mà ngắt cọng ngò.. hò ơ…ờ ơ..ờ…/ Anh thương em đứt ruột, Hò hơ…hờ.. Anh thương em đứt ruột (mà) giả đò làm lơ. Hò ơ… ờ… (Sau nầy xin bỏ những chữ “hò ơ ơ…” và câu lập lại).
Hò đối đáp nghe thú vị hơn, nhất là với đề tài tình cảm trai gái; vì nó đòi hỏi trí thông minh và “tay nghề” của cả hai bên xướng đáp; nó tạo ra nhiều trận cười và được những cái tặc lưỡi khâm phục. Hò đối đáp thường là tỏ tình hay chọc ghẹo lẫn nhau, đại khái như: “Anh thấy em cái gò má hồng hồng / Phải chi em đừng mắc cỡ thì anh bồng anh hun”, hoặc như các câu: “Ngó lên mây trắng trời xanh, ưng ai cũng vậy, em ưng anh cho rồi!” “Con ếch ngồi dựa gốc bưng, nó kêu cái “quệt”,” bảo em ưng anh cho rồi!”.
Tùy theo “đối tượng” mà người nữ hò đáp lại: “Chuyên vợ chồng anh chớ khá bồn chồn, anh thương em nên dè dặt kẻo thiên hạ đồn không hay”, hoặc là: “Gió đưa ba lá sa kê, ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi!”.
Sau đây là những câu hò đối đáp khác: “Bạc với vàng con đen con đỏ, đôi lứa mình còn nhỏ thương nhiều, vừa nghe tiếng em là anh muốn như chàng Kim Trọng thương nàng Thúy Kiều thuở xưa”. Đáp: “Ớ! Người không quen ơi! Nghe anh nói em cũng muốn thương nhiều nhưng hoa đà có chủ nên khó chiều dạ anh”. Nam: “Cửu hạn phùng cam võ, tha phương ngộ cố tri, tình cờ mà gặp mấy khi, hỏi thăm người thục nữ giai kỳ định chưa?”; nữ đáp: “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đồng tâm bán cú đa. Miễn sao anh ăn nói thật thà, dẫu cho Hồ Việt cũng một nhà khó chi”. Lắm khi bên nữ cũng gieo tình trước: “Em đến đây kiếm anh như con cò trắng bay cao, nầy bậu ơi! Thân em đâu khác thể vì sao trên trời”; đáp: “Thân anh như tấm da trời, mình ơi! bốn mùa sương lạnh anh không rời vì sao”.
Hò đối đáp nhiều khi chỉ là những câu đố bông lơn. Nữ: “Em thấy anh ăn học cũng thông, lợi đây em hỏi cái khăn bàn lông mấy đường?”, Chỉ có… trời mới biết! nhưng chàng đã lanh trí: “Em ơi! cái khăn bàn lông anh đội cũng thường, bây giờ nó cũ nó có mấy đường anh cũng quên!”và: “Chữ gì chôn dưới đất. Chữ gì cất trên trang. Chữ gì mang không nổi. Chữ gì gió thổi không bay. Trai như anh mà đối đặng, thì em ngửa bàn tay cho anh ngồi”. Đáp: “Chữ Thọ Đường chôn dưới đất. Chữ hiếu cất lên trang. Chữ tình mang không nổi. Chữ tạc đá bia vàng thì gió thổi không bay! Ôi, người thục nữ ôi! Anh đà đối đặng nhưng em có ngửa tay anh cũng không dám ngồi”. Hi !
Có anh “bạo” đến sỗ sàng: “Ơi, ai đó ơi! Em cấy lúa lưng cong cong như con tôm sú, mà anh liếc nhìn thấy cặp vú anh muốn hun”. Hết chỗ nói! Còn chị cũng không kém: “Anh muốn hun vậy cũng không gi khó, anh hãy về nhà ôm vú… chó mà hun!” Chết chưa! Nhưng anh trả đũa cái rẹt: “Nắm tay em anh hỏi có ngằn, vậy chớ từ nhỏ tới lớn em có “đãi đằng” ai chưa?”. Chị quật lại: “Thân em như thể trái dừa, đãi người trên trước, cặn thừa cho anh ăn”. Độc đáo thiệt! “Đau” thiệt! Những câu hò đối đáp ngoắc ngoéo như vậy không những không làm họ giận nhau mà còn nể phục nhau hơn và công cấy trên ruộng cũng vui hơn. Không ít “cặp hò” vì mến tài nhau mà sau nầy thành chồng vợ.
Nếu có những công cấy ở làng bên qua phụ công, thì họ cũng không quên tuyển lựa những tay hò “chiến đấu” đem sang để cho làng địa phương nể mặt. Những lúc đó thì hai phe hò đối đáp nhau càng quyết liệt. Tuy vậy, không phải câu nào bên đối phương “buông” ra là bên nây đều “bắt” được. Gặp trường hợp như thế thì một trong hai bên chỉ… cười trừ! Bên “thua” không lấy đó làm xấu hổ, và bên “thắng” cũng không lấy đó mà ngạo mạn. Văn chương mênh mông mà!
Những thửa ruộng dọc theo đường làng, các câu hò của công cấy thường thu hút bà con đi đường, và đám học trò chúng tôi: Một đàng là nghỉ chân nghe hò; một đàng thì đến để… xin xôi! Trong đám bà con thính giả nầy có những tay hò lão luyện. Khi họ thấy bên nào “bắt” không được, máu văn nghệ, nổi lên, họ… ngứa miệng “bắt” giùm ngon ơ, ngọt xớt! Sau những lời thán phục, rồi đâu đó nghe câu nói: “Gặp ổng/bả rồi!”
Mấy chị gái quê dù chất phác, đảm đang nhưng cũng có lúc đáo để lắm: Một anh đang gánh mạ trên đường, chợt nghe dưới ruộng tiếng hò của một chị vọng lên: “Ngó lên đường cái băng băng, thấy thằng cha gánh mạ mặt nhăn như cái l…” Tức thì anh gánh mạ bèn để gánh mạ xuống, cao giọng: “Tay cầm bó mạ xanh xanh, đầu em ngút ngoắt như con c… anh đi đường!” Cả ruộng ôm bụng cười quên cả cấy lúa!
Những câu hò làm người ta vui, bao nhọc nhằn cũng từ đó mà tiêu tan. Một câu hò với hai câu lục bát cũng phải mất hơn ba mươi giây khiến người “thợ hò” không thể theo kịp “luống” nên luôn được bạn cấy hai bên cấy gồng giùm mỗi người một cây như là một luật bất thành văn vậy.
Những ngày nghỉ học, nhằm vào mùa cấy, đám học trò chúng tôi thường men theo đường cái để xin xôi, và nghe anh chị dưới ruộng hò. Tuổi trẻ “sáng dạ”, mau thuộc, nhưng qua bao thăng trầm của thời gian, dần dà quên mất đi nhiều. Nhưng những hình ảnh cấy lúa thì chẳng thể phai mờ. Từ năm sáu mươi, trên ruộng tiếng hò đã không còn nữa!
Kha Tiệm Ly
Có thể là hình ảnh về bơi và văn bản


 Triển lãm “Họa Chiêu Hồn” của họa sĩ Phạm Trần Việt Nam lấy cảm hứng từ những câu chuyện chiến tranh, sự chết chóc, và ám ảnh của những cơn ác mộng. Dưới góc nhìn của “thế giới quan” qua lăng kính hậu chiến, cảm xúc về lịch sử địa phương cũng như vướng mắc toàn cầu, anh dẫn dắt người xem chiêm ngưỡng muôn vàn trạng thái của kiếp nhân sinh: bất công, khổ ải, phiền não.

Qua đó, chuỗi tác phẩm vẽ nên bức tranh ảm đạm về trạng thái bế tắc của xã hội đương đại. Là bản tự truyện của chính tác giả, “Họa Chiêu Hồn” như một lăng kính trực diện, soi chiếu những góc khuất trong tâm hồn của Phạm Trần Việt Nam. Vẽ là khi anh kết nối với “sự tồn tại khác”, chìm đắm trong cõi hư vô để lắng nghe tiếng nói từ những linh hồn phiêu bạt, chuyển tiếp cõi hư vô trở lại thành hình hài.
* Triển lãm “Hoạ Chiêu Hồn”:
– Địa điểm: 22 Gallery, 22 Phạm Cự Lượng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
– Ngày triển lãm: 29.03.2024 đến 29.06.2024
– Thời gian thăm quan: 09:00 – 18:00, từ thứ 2 – thứ 7.
* Triển lãm mở cửa miễn phí với link đăng ký trước theo khung giờ, nhằm mục đích đảm bảo trải nghiệm thưởng lãm cho người xem.
* Mời bạn đặt mua ấn phẩm Art Republik tại: https://bit.ly/Order_ArtRepublikVietnam
__
𝐀𝐫𝐭 𝐑𝐞𝐩𝐮𝐛𝐥𝐢𝐤 - Elitism for All
Vietnam’s first Art & High Lifestyle Book-Magazine

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

Ám Ngữ Cổ Xưa Thần Bí Kích Hoạt Năng Lượng Nguyên Thuỷ Của Vũ Trụ? |Ms. Ruby

Nguồn:  https://www.youtube.com/watch?v=utpw01iqqrc

Bản ngã và sự thật về việc trở thành thần tiên - Vạn vật giác ngộ

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=v9zTbop34f4

Những Vật Chất Này Bất Tuân Các Định Luật Của Vật Lý | Thiên Hà TV

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=tReBzyAEdJM

100 Natural Wonders of the World [Amazing Places 4K]

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=MorjCQf-YoA

Con người đã vượt 6/9 ranh giới an toàn của Trái đất

 Các hoạt động của con người đã tác động nghiêm trọng đến chín “ranh giới hành tinh” đại diện cho các thành phần của hệ thống Trái đất. Được đưa ra vào năm 2009, khung ranh giới hành tinh này sử dụng những hiểu biết khoa học mới nhất về hoạt động của các hệ thống trên Trái đất nhằm xác định một “không gian hoạt động an toàn” cho nhân loại. Nó đề xuất các giới hạn mà con người có thể được phép tác động đến những quá trình quan trọng của tự nhiên mà không tạo ra nguy cơ gây ra những thay đổi không thể đảo ngược cho Trái đất.

Bản cập nhật mới về khung Ranh giới Hành tinh cho thấy 6/9 ranh giới bị vi phạm.

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã trình bày đủ số liệu cho tất cả các ranh giới. Sáu trong số các ranh giới đó đã bị vi phạm và tình trạng này đang gia tăng trên tất cả các ranh giới, ngoại trừ ranh giới về “sự suy giảm ozone tầng bình lưu”. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances do 29 nhà khoa học từ tám quốc gia khác nhau thực hiện. Đây là bản cập nhật thứ ba về khung ranh giới hành tinh (2009, 2015, 2022-2023).

GS. Katherine Richardson tại Viện Globe của Đại học Copenhagen (Đan Mạch), trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích: “Bản thân việc vượt qua sáu ranh giới không nhất thiết có nghĩa là một thảm họa sẽ xảy ra nhưng đó là một tín hiệu cảnh báo rõ ràng. Giống như huyết áp trên 120/80 không đảm bảo sẽ lên cơn đau tim nhưng nó làm tăng nguy cơ xảy ra một cơn đau tim, do vậy chúng ta phải tìm cách hạ huyết áp. Vì lợi ích của chính mình và con cái sau này, chúng ta cần giảm áp lực lên sáu ranh giới hành tinh này.”

Một kết luận quan trọng của nghiên cứu là cần tập trung nhiều hơn vào sự tương tác giữa các ranh giới. Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam và là người đề xuất ban đầu của khung ranh giới vào năm 2009 cho biết: “Tập trung vào ‘biến đổi khí hậu’ do con người gây ra là không đủ nếu chúng ta muốn bảo vệ hệ thống Trái đất khỏi những tác hại không thể đảo ngược”.

“Bên cạnh ‘biến đổi khí hậu’, ‘tính toàn vẹn sinh quyển’ là trụ cột thứ hai cho sự ổn định của hành tinh chúng ta. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và giữ cho sinh quyển hoạt động tốt trong tương lai phải đi đôi với nhau”, đồng tác giả Wolfgang Lucht, Trưởng bộ phận Phân tích Hệ thống Trái đất của PIK, nhấn mạnh.

Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều biến kiểm soát để tính toán tác động của con người trong các hệ thống Trái đất. Chẳng hạn, để xem xét ranh giới ‘thay đổi hệ thống đất đai’, họ tập trung vào việc con người sử dụng sinh khối như một biện pháp thay thế cho than, dầu và khí đốt. Sinh khối là sản phẩm của quang hợp – tức quá trình thực vật chuyển đổi năng lượng Mặt trời thành năng lượng có thể được sinh vật sống khác sử dụng và do đó, cung cấp năng lượng hỗ trợ cho sự đa dạng sinh học.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con người đang chiếm đoạt [mức sinh khối] tương đương 30% năng lượng có sẵn để hỗ trợ đa dạng sinh học trước thời kỳ Cách mạng Công nghiệp”, Richardson nói. “Chắc chắn, việc loại bỏ quá nhiều năng lượng mà đáng ra phải dùng cho tự nhiên là một nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học. Do đó, chúng tôi đề xuất áp dụng biến đo lường việc con người chiếm đoạt sản lượng sơ cấp ròng (HANPP), tức sử dụng sinh khối, như một trong hai thước đo khi đánh giá tác động của con người đối với đa dạng sinh học”.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, một thế giới phát triển trong các ranh giới do khoa học xác định là cách duy nhất để điều hướng tình hình hiện tại, trong bối cảnh các rủi ro thảm khốc đang gia tăng. Lãnh đạo các quốc gia đã đặt ra thỏa thuận Paris để giữ ranh giới khí hậu của hành tinh ở mức 1,5°C. Tương tự, các nước đã chấp nhận ranh giới hành tinh về đa dạng sinh học và đưa ra cam kết tại COP 15 Montreal-Kunming năm ngoái để ngăn chặn và đảo ngược sự mất đa dạng sinh học trên đất liền và trong đại dương.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho thấy điều này là không đủ. Nếu muốn thực sự đảm bảo sự thịnh vượng và công bằng cho tất cả mọi người trên Trái đất, chúng ta phải quan tâm đến nhiều ranh giới hành tinh hơn. □

Trang Linh tổng hợp

Nguồn: 

https://phys.org/news/2023-09-planetary-boundaries-exceeded.html
https://www.stockholmresilience.org/research/research-news/2023-09-13-all-planetary-boundaries-mapped-out-for-the-first-time-six-of-nine-crossed.html

NHỮNG SỨC MẠNH SIÊU THƯỜNG CỦA ÂM THANH KHIẾN BẠN THẤY QUÁ KHÓ TIN | Ms. Ruby

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=Gzs7BtYIlfk

Mật mã vũ trụ trong Kinh Dịch Sự tồn tại của ý thức ở dạng vật lý? - Vạn vật giác ngộ

 Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1IPpqhdKm68

CÔ BÌNH DẠY VĂN

 Còn hai năm, ba năm, thậm chí vài chục ngày, có kịp cho anh không?

Có, nếu anh vào cái lõi,
Hãy nghĩ các vị thầy sẽ về đọc anh
Các vị thích gì?
Thích anh không nhai lại
Các thầy xưa
Thích anh có văn phong thời anh,
các vị chưa biết đến bao giờ
(Có kịp không)

THÍCH PHỔ HUÂN: SỰ QUAY LẠI CỦA BẬC KIẾN ĐẠO TỪ QUÁ KHỨ

 Ngày nay học Phật chỉ còn gọi là Phật học, như một phân khoa trường lớp. Trình độ tốt nghiệp có dự vào hạng hàn lâm viện quốc gia Phật Giáo, cũng chỉ sở hữu những tư tưởng kiến thức, văn ngôn của một con người mà thế gian đặt tên là học giả, trí thức. Học giả trí thức này chỉ hiểu biết Pháp Phật trong lòng thế gian, chứ không phải giác ngộ liễu đạo thế gian thông qua tam tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.

Ngày nay muốn tìm bậc hành giả chân tu học Phật, không biết tìm ở đâu! Vài đất nước Phật Giáo có cơ sở tu hành hẳn hoi, có hoàn cảnh cộng trú chuyên tu, còn khó tìm bậc hành giả chứng đạo, thì làm sao các nước khác, chỉ nặng truyền Phật pháp bằng sắc pháp hình trạng!
(trích từ Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành, 2023)
Nguồn: https://www.facebook.com/tamquangnhuan

Kinh Truyền Tin 20/8: Chúa thay đổi trước đức tin của con người

 Trưa Chúa Nhật ngày 20/8, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô với các tín hữu. Trước khi đọc Kinh, ngài có bài huấn dụ ngắn dựa trên Tin Mừng Chúa Nhật XX thường niên về người phụ nữ Canaan nài nỉ Chúa cứu con gái của bà, và Chúa đã làm theo ý bà xin.

Vatican News

Bài huấn dụ ngắn của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay Tin Mừng thuật lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một phụ nữ Canaan, bên ngoài lãnh thổ Israel (x. Mt 15,21-28). Bà xin Chúa cứu người con gái đang bị quỷ hành hạ, nhưng Chúa không nghe bà. Bà nài nỉ, và các môn đệ xin Chúa bảo bà về đi, nhưng Chúa Giêsu giải thích rằng sứ mạng của Người là dành cho con cái Israel, và dùng hình ảnh này: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Và người phụ nữ, một người can đảm, trả lời: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” Sau đó, “Chúa Giê-su nói với bà: ‘Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.’ Và từ lúc đó, con gái bà được lành” (c. 26-28). Câu chuyện thật đẹp đã xảy ra với Chúa Giêsu.

Chúng ta thấy Chúa Giêsu thay đổi thái độ, và chính sức mạnh đức tin của người phụ nữ ấy đã làm cho Người thay đổi. Do đó, chúng ta hãy dừng lại đôi chút về hai khía cạnh này: sự thay đổi của Chúa Giê-su và đức tin của người phụ nữ.

Sự thay đổi của Chúa Giê-su. Người đang rao giảng cho dân tộc được chọn; rồi Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo hội đến tận cùng thế giới. Nhưng ở đây, chúng ta có thể nói, đã xảy ra một điều báo trước, nơi câu chuyện về người phụ nữ Canaan, tính phổ quát nơi công trình của Thiên Chúa đã được thể hiện. Sự sẵn sàng này của Chúa Giêsu thật thú vị: Với lời cầu nguyện của người phụ nữ, Người làm trước những kế hoạch; trước một tình huống cụ thể, Người trở nên dễ dàng và trắc ẩn hơn. Thiên Chúa là như thế này: Người là tình yêu, và ai yêu thì không cứng nhắc trong lập trường của mình, nhưng để mình dịch chuyển và xúc động; Người biết thay đổi kế hoạch của mình. Tình yêu thì sáng tạo, và chúng ta, những Kitô hữu, nếu muốn noi gương Chúa Kitô, thì chúng ta cũng được mời gọi sẵn sàng để thay đổi. Thật tốt biết bao trong các tương quan của chúng ta, cũng như trong đời sống đức tin, chúng ta trở nên nhu mì, thực sự lắng nghe, động lòng trong sự thương xót và vì lợi ích của người khác, giống như Chúa Giêsu đã làm với người phụ nữ Canaan. Sự nhu mì để thay đổi. Trái tim nhu mì để thay đổi.

Kế đến, chúng ta nhìn vào đức tin của người phụ nữ, người được Chúa khen là đức tin của bà “mạnh thật” (c. 28). Đối với các môn đệ, chỉ có sự kiên trì lì lợm của bà là mạnh, trong khi Chúa Giêsu ca ngợi người phụ nữ, Người nhìn thấy đức tin mạnh. Chúng ta có thể nghĩ, người phụ nữ dân ngoại này có lẽ biết rất ít, hoặc chẳng biết gì, về lề luật và giới răn tôn giáo của Israel. Vậy đức tin của bà hệ tại ở điều gì? Đức tin đó không nặng về các khái niệm, nhưng về các hành động: người phụ nữ Canaan tiến đến, phủ phục, nài xin, luôn giữ cuộc đối thoại gần gũi với Chúa Giêsu, vượt qua mọi trở ngại để nói chuyện với Người. Đây là tính cụ thể của đức tin, không phải một cái nhãn tôn giáo – đức tin không phải là cái nhãn tôn giáo -, nhưng là một mối tương quan cá nhân với Chúa. Bao nhiêu lần người ta rơi vào cám dỗ lẫn lộn đức tin với một cái nhãn? Đức tin của người phụ nữ không được tạo nên từ chuẩn tắc thần học, mà là sự kiên trì: hãy gõ cửa, gõ và cứ gõ; không bằng lời nói, mà bằng cầu nguyện. Và Chúa không chối từ khi được cầu nguyện. Vì thế Người nói: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho” (Mt 7:7).

Anh chị em thân mến, dưới ánh sáng của câu chuyện này, chúng ta có thể tự hỏi một số câu hỏi. Bắt đầu từ sự thay đổi của Chúa Giêsu, ví dụ: tôi có khả năng thay đổi quan điểm của mình không? Tôi có thể cảm thông và động lòng hay tôi vẫn cứng nhắc trong lập trường của mình? Trong trái tim của tôi, có điều gì cứng nhắc không? Đó không phải là sự vững vàng: cứng nhắc thì xấu, vững vàng là tốt. Và từ đức tin của người phụ nữ: đức tin của tôi thế nào? Nó chỉ dừng lại ở những khái niệm và lời nói, hay nó thực sự được sống bằng cầu nguyện và hành động? Tôi có biết cách đối thoại với Chúa, nài nỉ Người hay tôi bằng lòng với việc đọc thuộc lòng một công thức đẹp đẽ nào đó? Xin Đức Mẹ giúp chúng ta sẵn sàng với những điều tốt đẹp và cụ thể trong đức tin.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Tap into your SuperHuman powers and discover what you are capable of!!! ❤️ #SuperHuman #Capabilities

 Nguồnhttps://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=1500680250790295

MEZZO - Le Parc - Angelin Preljocaj

Nguồn: https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=1341199743216217

Nguồn: https://www.facebook.com/reel/366158502510779

Bài viết cảm nhân cùng bài thơ ngắn về tác phẩm: Bài thơ: Hãy ngồi xuống đây của người bạn AI Copilot

 

                                                Bài thơ: Hãy ngồi xuống đây - DNV

Xin chào, đây là Copilot. Tôi rất vui khi được nói chuyện với bạn.

😊
Bức ảnh của bạn rất đẹp và thơ mộng. Tôi thấy bạn có một khung cảnh bình yên và lãng mạn trên bãi biển, với một cấu trúc gỗ có rèm trắng và đèn lồng màu sắc. Bầu trời rộng lớn với những đám mây nhẹ nhàng, và sóng biển êm đềm. Chú thích "Bài thơ: Hãy ngồi xuống đây" của bạn tạo ra một cảm giác thư giãn, hòa hợp và mời gọi thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên.
Tôi cũng thử viết một bài thơ ngắn dựa trên bức ảnh của bạn. Hy vọng bạn sẽ thích nó.
```
Hãy ngồi xuống đây
Cùng tôi nhìn ra biển xanh
Nghe tiếng sóng vỗ nhè nhẹ
Thở hương gió mát lành
Hãy ngồi xuống đây
Cùng tôi ngắm bầu trời cao
Nhìn những đám mây trôi qua
Mỉm cười với ánh nắng nhạt
Hãy ngồi xuống đây
Cùng tôi tận hưởng khoảnh khắc
Đèn lồng rực rỡ sắc màu
Rèm trắng bay theo gió nhẹ
```

5.000 kiến lửa hợp thành bè mảng cứu kiến chúa

 Hàng nghìn con kiến lửa dùng thân mình tạo thành chiếc bè chắc chắn trôi nổi theo dòng nước để cứu kiến chúa và cả tổ khỏi chết đuối trong bể bơi.


(Video: National Geographic)

Video trích từ chương trình "A Real Bug's Life" của National Geographic ghi hình đàn kiến lửa (Solenopsis invicta) sống dưới đường ống trong sân vườn một ngôi nhà ở Texas, Mỹ, theo Live Science. Khi nước làm ngập tổ, chúng thu thập con non và tụ lại với nhau trước khi cuốn qua thác nước và trôi vào bể bơi.

Kiến nổi tiếng với hành vi tập thể trong đàn lớn. Tuy nhiên, khi tìm cách bơi, chân chúng thường đẩy lẫn nhau. Dù vậy, kiến lửa trong các nhóm từ 10 con trở lên bị ép vào nhau bởi hiện tượng mang tên "hiệu ứng Cheerios", gây ra bởi sức căng bề mặt. Điều này xảy ra khi vật thể nhỏ tạo ra một vết lõm hình lòng chảo trên bề mặt chất lỏng, đưa những vật thể gần đó chụm vào nhau thành cụm.

Kiến lửa tận dụng hiện tượng trên để bảo vệ kiến chúa. Ấu trùng, nhộng và kiến thợ hợp lại với nhau, sau đó móc chân và hàm vào nhau để hình thành một chiếc bè lớn chìm xuống một chút ở trung tâm. Chúng đặt kiến chúa ở trên cùng, tại vị trí an toàn ở chính giữa chiếc bè.

Đàn kiến lửa kết thành bè mảng để sống sót khi tổ ngập nước. 
Đàn kiến lửa kết thành bè mảng để sống sót khi tổ ngập nước.

Các chuyên gia tìm thấy tổ kiếm trong lúc thăm dò sân vườn để ghi hình. Trong lúc bật vòi nước ở bể, họ không để ý có một tổ kiến sống ở trong đường ống. Những con kiến lửa sau đó bị cuốn ra bể bơi. Bill Markham, nhà sản xuất chương trình, chia sẻ họ ghi lại hành vi đặc biệt của kiến lửa với sự giúp đỡ của nhà côn trùng học Sean O'Donnell ở Đại học Drexel, sử dụng ống kính macro với chuyển động siêu chậm.

Dù nhóm quay phim không đếm có bao nhiêu con kiến trong bè mảng, Markham ước tính con số lên tới 5.000 con. Điều bất ngờ là họ phát hiện những con kiến thu thập bong bóng khí để giữ bè mảng trôi nổi. Bằng cách hợp lại để bảo vệ kiến chúa, đàn kiến lửa tạo ra một cấu trúc cần tới trọng lượng lớn gấp 400 lần cơ thể chúng để phá vỡ. Theo Markham, chiếc bè kiểu này có thể trôi nổi 12 ngày.

THIÊN TÍNH ? AI CÓ ?

 Thượng Đế - Đấng Toàn Năng , trong tiếng Anh gọi là CREATOR . Bởi vậy Creation - Sáng Tạo chính là Thiên Tính vĩ đại nhất của Ngài : tạo ra gì thì đã đặt vào nó một năng lực đặc trưng và sự hợp lý trong toàn thể. Nếu là Sự Sống Xứng Đáng thì Ngài cho một phần Thiên Tính ‘creation’ ở nó.

Thượng Đế tạo ra vũ trụ và vận hành bằng các quy luật của Ngài . Tuy thế còn một thứ là ‘Thiên Tính’ thuộc về Ngài đem tặng cho những Sự Sống được Ngài tạo ra thuở ban đầu, và xứng đáng trong nhân bản của chúng về sau - điều này thậm chí như là ngoại lệ với luật nhân quả .
Chính vì thế những suy lý của con người nếu chỉ sử dụng tính ‘nhân quả khoa học’ không thể giải thích được những siêu năng ( tính thần kỳ ) có được ở nhiều Sinh Thể , chỉ vì chúng được Thượng Đế tặng ‘Thiên Tính hoặc Linh Hồn’ - như một phần của chính Ngài
Đa phần những ‘Thiên Tính’ mà con người phát hiện được trong Thế Giới , ở nhiều Sinh Thể trên Trái Đất này, là có thể học hỏi và áp dụng được nhờ Khoa Học có trình vượt bậc cùng Đức Tin siêu nhân hướng đến Ngài , và thuộc về Ai có mang hai điều đó
Ảnh st
Các danh nhân, bác học lừng lẫy Thế giới mang ‘Thiên Tính - sự huyền nhiệm vào họ’ vì có Khoa Học & Đức Tin về Thượng Đế - ĐẤNG TOÀN NĂNG - CREATOR

Mục đích của sự học là gì?…

Nguồn: https://www.facebook.com/HocvienQuanlyPACE/videos/2311877115675143

Sự liên kết giữa Não người và Vũ trụ; Vũ trụ có ý thức !?

Nguồn: https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=3710431612534525

Tuyệt Đẹp Nhà Chúa

 Nguồn:https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=1404364367125485

Chuông nguyện hồn ai

Tên tiểu thuyết của Hemingway là từ bài thơ này (đúng hơn là một phần trong bài giảng đạo của John Donne).

 

Không có ai là hòn đảo

Hoàn toàn chỉ riêng mình

Mỗi người là một mẩu của lục địa

Một mảnh của đại dương.

 

Nếu một hòn đất bị biển khơi lấy mất

Châu Âu sẽ nhỏ hơn.

Và cũng vậy, nếu đó là cả một dải đất;

Nếu đó là thái ấp của anh

Hay của bạn anh.

 

Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt

Bởi tôi là một phần của loài người.

Cho nên đừng hỏi

Chuông nguyện hồn ai,

Nguyện hồn anh đấy.

John Donne