Ngày 25.10.2017, Sophia là robot đầu tiên trong lịch sử được chính quyền Saudi Arabia cấp quyền cấp công dân. Sophia không chỉ thông minh mà còn biết biểu hiện 62 sắc thái biểu cảm khác nhau trên gương mặt, có khả năng học hỏi từ những gì cô ấy nhìn thấy và giao tiếp được với con người.
"Trong cuộc phỏng vấn, một phóng viên hỏi: Liệu robot có nhận thức được mình là robot không?
Sophia trả lời: Vậy tôi hỏi anh… làm thế nào anh biết anh là một con người?"
Lấy cảm hứng từ câu chuyện trên, mình viết ra bài viết này để thể hiện quan điểm riêng cá nhân và trả lời một phần cho câu hỏi của robot Sophia.
“Con người ư? Tôi thấy chúng cách đây phải hàng năm rồi, ai biết chúng đi đâu mà tìm. Chúng không có rễ, gió cuốn chúng đi suốt và điều đó làm cho chúng đến khổ.” Đó là những lời mà một bông hoa “tầm thường lãng nhách” bên đường nói với “Hoàng Tử Bé” trong câu chuyện của nhà văn Saint Exúpery. Câu trả lời của bông hoa cho thấy phần nào cái nhỏ nhoi, đáng thương của con người. Thì ra, trong mắt những loài cây kia chúng ta bé mọn và khổ sở đến thế. Con người tuy không có rễ để bám trụ vào mặt đất nhưng lại có đôi chân để tự vững bước, tình yêu để chắp cánh cho cuộc sống trở nên hạnh phúc, vui vẻ hơn. Diễn tiến cuộc sống luôn đặt ra câu hỏi: “Con người là ai?” để họ ngày càng khẳng định được giá trị của chính mình trong sự tồn tại muôn mặt của xã hội. Sự kiện Sophia - robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền cấp công dân, biết biểu hiện 62 sắc thái biểu cảm khác nhau trên gương mặt, có khả năng học hỏi và giao tiếp được với con người. Điều này đã thôi thúc một phóng viên đặt ra câu hỏi: Liệu robot có nhận thức được mình là robot không? Sophia trả lời: Vậy tôi hỏi anh… làm thế nào anh biết anh là một con người? Hành trình đi tìm câu trả lời của Sophia chính là sự khẳng định rõ ràng nhất của nhân loại.
Có bao giờ bạn thử nghĩ, rốt cuộc, sống là gì? Và làm thế nào để chứng tỏ được rằng mình là một con người thật sự? Sống là khi bạn có một chiếc thẻ căn cước để chứng minh được sự hiện diện của mình trên cõi đời. Hay sống thật sự chính là khi bạn tự tạo ra bản thân, tự định nghĩa mình bằng những gì đã làm được, những gì đã mang đến cho cuộc đời? Bản thân mỗi người là một bản thể riêng biệt, độc lập tạo ra những giá trị riêng cho cuộc đời mình. Trả lời câu hỏi: “Như thế nào anh biết anh là một con người? Điều đó bộc lộ những suy nghĩ vô cùng sâu sắc về việc sống và tạo ra những giá trị sống đích thực. Những băn khoăn này xuất hiện khi công nghệ trí tuệ nhân tạo đã tiến những bước rất xa và tạo ra được những cỗ máy có khả năng xử lý thông tin độc lập ở cấp độ cao, có thể thể hiện cảm xúc, có thể giao tiếp, vượt rất xa những cỗ robot đầu tiên và có vẻ đang tiến gần hơn đến đích trên con đường xóa nhòa khoảng cách giữa máy và người… Trong một xã hội hiện đại ngày càng phát triển, liệu bản chất “con người” có thể bị thay thế như một chú “robot thụ động” hay không? Càng đi giải mã câu hỏi này, chúng ta cần nhận ra được những điều mà không một robot trí tuệ thông minh nhân tạo nào có thể thay thế được.
Sophia thông minh, có khả năng học hỏi từ những gì cô ấy nhìn thấy và giao tiếp được với con người. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều giới hạn tư duy và giác quan chưa được hoàn thiện, 1 mã recaptcha (đoạn mã khó nhằm phân biệt giữa con người và robot máy tính) sẽ dễ dàng phân biệt đâu là AI vì những khối kim loại kia không bao giờ biết tư duy, kí hiệu đặc biệt. Robot dù thông minh đến mức nào cũng chỉ là một vật thể không hoàn thiện về trí tuệ. AI (trí tuệ nhân tạo) được phát triển bởi con người, dựa vào con người và có bộ não của nhiều con người hợp lại. Tôi là một con người vì tôi tư duy. Còn bạn là một cỗ máy được lập trình không hoàn thiện.
Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Edison, Picasso, Mark Zuckerberg… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không? Khi các nhà lãnh đạo sáng tạo có kỹ năng tư duy nhìn xa trông rộng mạnh mẽ, họ có thể sản xuất những ý tưởng mới, sản phẩm, hoặc dịch vụ có thể cách mạng hóa thế giới. Steve Jobs của Apple, Inc là một ví dụ của một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng “sáng tạo những sản phẩm của công ty rất nhiều phản ánh những hiểu biết thiết kế cá nhân và triết lý của mình. Điển hình như dự án của anh Trần Nguyễn Duy Tuấn - Airiot khắc phục được điểm yếu: quên tắt các thiết bị điện, giảm điện năng tiêu hao, chi phí cho con người bằng 15 phút lắp đặt, không cần đục tường và sản phẩm khá nhỏ gọn. Qua nghiên cứu, Tuấn và các cộng sự thấy rằng không chỉ ở nước ngoài mà cả Việt Nam, vấn đề điện năng luôn quan trọng và luôn tạo ra một vòng tròn lặp lại. Vì vậy, giải pháp giảm thiểu luôn thôi thúc các thành viên của Airiot. Họ đã mất khoảng 4 năm để hiện thực hóa ý tưởng. Và chỉ có sự tư duy sáng tạo mới khiến xã hội thúc đẩy phát triển không ngừng, vươn lên mạnh mẽ. Họ sáng tạo trong cách chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, tích cực đưa ra ý tưởng và luôn hướng ý tưởng đến những miền đất tươi tốt, đối với mỗi nhiệm vụ họ đều hướng đến sự sáng tạo chứ không dập khuôn. Đó là những người được đánh giá rất cao trong xã hội về cả năng lực và trình độ. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại không ít người cực kỳ thụ động, không hề có ý thức về sự sáng tạo, họ chấp nhận những cái đã có sẵn, sống theo khuôn mẫu và chỉ hướng đến một cuộc đời bình lặng. Steve Jobs phát biểu: “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu
Xem chi tiết tại link: https://ybox.vn/idyzni53hdnffd
Tên bài viết: Làm Thế Nào Anh Biết Anh Là Một Con Người - Con Người Thực Thụ?
Tác Giả: Lê Thị Khánh Linh
----------------------
Gửi bài viết của bạn để có cơ hội nhận giải thưởng trị giá +22,000,000 VND. Xem chi tiết tại: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là ""Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ"". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ."